Trà được ưa chuộng khắp thế giới với tư cách là đồ uống giải khát, chữa bệnh và ở nhiều nơi đã hình thành cả đạo uống trà nổi tiếng với các nghi thức trang trọng. Tuy nhiên, cách uống trà như thế nào cho đúng, có ích thì không phải nhiều người biết.
Theo các thành phần có trong mỗi thứ trà thì trà xanh có công dụng hơn trà đen trong trị bệnh. Lượng vitamin C trong trà đen giảm đi 90%, phenol giảm đi 46%, nhựa trà giảm 54%. Bởi vậy uống trà xanh thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn nhiều so với trà đen.
Trà đá theo thói quen của nhiều người, có tác dụng giải nhiệt. Nhưng các nhà khoa học lại kết luận ngược lại. Đó là để giải khát, tốt nhất hãy uống một ly trà nóng. Bởi khi uống trà, cơ thể không trực tiếp hấp thụ nước từ dạ dày, nước uống phải qua ruột non, ngấm dần vào cơ thể. Uống trà lạnh thì phải sau gần một giờ đồng hồ nước mới được chuyển xuống ruột. Còn với trà nóng hoặc ấm thì khi vào dạ dày, dạ dày sẽ giãn ra, van dạ dày mở nhanh chóng hơn. Nước đưa xuống ruột non và vào cơ thể đi "chống khát" nhanh hơn. Hơn nữa trà nóng vào dạ dày có thể làm nhuyễn thức ăn, thúc đẩy dạ dày co bóp, tiêu hóa thức ăn nhanh. Vì vậy uống trà nóng vừa giải khát nhanh vừa giúp tiêu hóa tốt.
Uống trà bảo đảm dinh dưỡng sinh thì không nên uống khi bụng đang đói. Bởi lúc đói, trà vào sẽ gây cảm giác chếnh choáng. Uống rượu say mà uống trà sẽ càng say thêm. Chỉ nên uống trà sau bữa ăn khoảng 30 phút sẽ giúp tiêu hóa tốt. Không uống trà để qua đêm.
Không nên uống trà vào buổi tối dễ gây mất ngủ. Người bị sốt cũng không nên uống trà bởi trong trà có chứa têin có thể nâng nhiệt độ cơ thể. Trà làm giảm tác dụng hạ sốt. Bởi vậy tránh dùng trà để uống thuốc.
Trong các món ăn, uống của bà mẹ cho con bú cần tránh nước trà. Bởi theo y học hiện đại, uống trà sẽ gây ra hiện tượng ít sữa ở bà mẹ. Trong các trường chất có tác dụng gây ra sự kìm hãm phân tiết sữa. Người bị dạ dày cũng không nên uống trà.
. Theo HaNoiTV |