Đeo khẩu trang có ngăn được các bệnh đường hô hấp?
12:14', 28/10/ 2004 (GMT+7)

Cách đây chừng 5-10 năm, trong "thời trang" của các bà các cô người thành phố xuất hiện một loại trang phục kiểu... Ninja khi đi ra đường - âu cũng là một công đôi việc - vừa chống nắng làm xạm da mặt lại vừa chống được bụi bặm trên đường.

Tình hình ô nhiễm đường phố tăng dần lên. Ngay cả các quý ông dần dần cũng ra đường với chiếc khẩu trang trên mặt. Vậy khẩu trang có phải là phương tiện giúp chúng ta chống được bụi, lọc được các chất độc hại trong không khí và các vi sinh vật gây bệnh?

Thực ra, nếu chúng ta chỉ đeo mỗi cái khẩu trang thì sẽ chẳng có tác dụng tốt hơn mà có khi lại còn phản tác dụng. Việc các bà các cô quấn ngang qua mặt một mẩu khăn hình tam giác để hở phần dưới khi ra đường vô tình lại biến nó thành một cái phễu, một ống hút để hứng tất cả bụi đường đưa vào mũi. Hiện nay, những người dân ra đường thường sử dụng khẩu trang vải là phổ biến. Tuy nhiên, hiệu quả lọc bụi của nó còn hạn chế. Khẩu trang vải chỉ có thể che chắn bụi, khói chứ không thể che chắn khí độc thải ra từ các loại xe cũng như các chất hóa học độc hại khác trong không khí. Khi làm khẩu trang vải, các nhà sản xuất thường dùng vật liệu có độ xốp lớn, không lọc được bụi hô hấp có kích thước nhỏ, sẽ gây trở ngại về hô hấp. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu thuộc Phân viện Nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động tại TP.HCM đã nghiên cứu, chế tạo khẩu trang nhựa có tấm lọc thay thế. Loại khẩu trang này gồm tấm lọc được cấu tạo 3 lớp lọc: 2 lớp vải lọc đặt bên ngoài và 1 lớp bông tổng hợp đặt ở giữa.

Với cách thức sử dụng khẩu trang của nhiều người thì nguồn nguy cơ lây lan lại chính là... chiếc khẩu trang. Chính đôi tay là cầu nối trung gian trong việc đưa các tác nhân là dịch tiết rơi vãi, đụng chạm vào cơ thể nhanh nhất. Mang khẩu trang ở những vùng nhiệt đới là chuyện không đơn giản, chỉ cần 10 phút là đã ẩm ướt, gây khó chịu, một động tác đưa tay lên gãi, day trở cái khẩu trang thì cũng có thể đưa thẳng tác nhân gây bệnh vào cơ thể chúng ta ngay tức khắc nếu tay chúng ta bị nhiễm loại vi-rút có khả năng lây lan theo đường sờ mó và qua mũi họng, niêm mạc mắt...

Những điều đơn giản về cách thức giữ vệ sinh chung, như rửa tay sạch với xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân như dùng khăn tay để xì mũi, che miệng, mũi khi hắt hơi, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tắm rửa sạch khi về nhà là những phương thức vệ sinh cổ xưa thông thường mà rất hiệu quả. Đôi khi, một hơi thuốc lá sau một vài giờ "đánh vật" với chiếc khẩu trang có khi lại là một nguy cơ cao hơn SARS cũng nên. Chiếc khẩu trang không năng giặt giũ, khi dùng xong vo viên nhét vào túi xách, túi quần rồi lại được lấy ra dùng tiếp... sẽ là nguồn ủ bệnh cực kỳ nguy hiểm.

. Theo Thanh Niên

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Con cá sảy là con cá to?  (27/10/2004)
Uống trà không đúng cách có hại  (27/10/2004)
Ngô - ngũ cốc vàng giúp tăng tuổi thọ  (26/10/2004)
Táo làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết  (25/10/2004)
Các chứng đau lưng thường gặp  (24/10/2004)
Hàng điện máy giảm giá mạnh   (22/10/2004)
Những loại rau quả có ích trong mùa thu  (22/10/2004)
Chuyện chị dâu em chồng...  (21/10/2004)
Cẩn thận với một số chất phụ gia thực phẩm   (21/10/2004)
Cảnh giác với đường hóa học  (20/10/2004)
Những điều cần biết khi mua và sử dụng nồi áp suất   (19/10/2004)
Vì sao loãng xương?   (18/10/2004)
Thiếu nước gây những bệnh gì?  (17/10/2004)
Nước nóng cho mùa lạnh   (15/10/2004)
Chống nhầm lẫn thuốc   (15/10/2004)