Những điều cần biết về sơ cứu tai nạn giao thông
18:17', 14/11/ 2004 (GMT+7)

Chấn thương do tai nạn giao thông nếu không được cấp cứu đúng cách trước khi đưa đến bệnh viện hoặc trạm xá thì tình trạng chấn thương thêm trầm trọng.

Bác sĩ Đào Duy Khanh, Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Việc cấp cứu tại chỗ rất quan trọng, nếu sai sót có thể làm tình trạng bệnh nhân nặng thêm, thậm chí gây ra liệt toàn thân hoặc tử vong".

* Các sai sót thường gặp:

- Không băng bó vết thương, để bệnh nhân chảy máu kéo dài. Nhìn chung, mọi người cứ thấy máu là sợ, không dám cầm máu hoặc không biết cách xử trí, cứ để như vậy đưa thẳng vào bệnh viện. Nhiều bệnh nhân chỉ bị tai nạn ở mức độ trung bình, nhưng do đi đường xa, mất nhiều máu nên bị choáng ngất và có thể tử vong.

- Không cố định xương cho bệnh nhân gãy xương trước khi đưa đi bệnh viện. Nhiều người gãy xương đùi được bế thẳng lên xe gắn máy chở tới bệnh viện, đường xóc, thân hình lắc lư nhiều khiến bệnh nhân quá đau đớn dẫn đến sốc, có thể tử vong.

- Chở người chấn thương cột sống cổ bằng xe gắn máy, hoặc vận chuyển bằng ô tô nhưng để ngoẹo đầu, lệch cổ... Với những ca bệnh này, nhất thiết phải dùng băng ca cứng, cố định cổ tạm thời rồi mới đưa bệnh nhân đi viện. Chỉ một vài sai sót nhỏ cũng có thể làm cho bệnh trạng nặng hơn, dẫn đến chèn ép tủy, suy hô hấp, ngưng thở, nếu sống sót thì sẽ bị liệt suốt đời.

- Kéo dài thời gian sơ cứu đối với bệnh nhân chấn thương sọ não. Sau tai nạn, nếu thấy bệnh nhân mất tri giác, lơ mơ (dấu hiệu chấn thương sọ não), phải phải tranh thủ "thời gian vàng" đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trên thực tế nhiều người khi thấy bệnh nhân bị ngất, ngừng thở lại cứ xoa bóp bằng dầu, cao hoặc cạo gió mà không nghĩ tới vấn đề quan trọng nhất là phải làm cho họ thở được.

* Các bước cơ bản trong cấp cứu tai nạn giao thông

Với ca bệnh nhẹ (bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được), cần cho nằm nghỉ để theo dõi dấu sinh tồn, bắt mạch, đo huyết áp, theo dõi nhịp thở.

Với ca vừa (có tổn thương chi như gãy xương, tay, chân, rách da chảy máu tại chỗ), phải cố định chi gãy. Gãy chi trên thì lấy khăn làm máng treo tay, nếu là chi dưới thì phải nẹp rồi mới mang bệnh nhân đi. Chảy máu thì cầm máu tại chỗ: lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương - động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

Với bệnh nhân nặng (trong tình trạng hôn mê), nên tiến hành sơ cứu theo 3 bước: thông đường thở; làm bệnh nhân thở được (hà hơi, hồi sức); bắt mạch, kiểm tra tim, xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết. Sau đó, phải chuyển gấp đi bệnh viện.

Trong trường hợp nặng, điều quan trọng nhất là thông đường thở để cho bệnh nhân tự thở được. Việc ngưng thở trong vòng 3 phút sẽ làm chết não và quá 5 phút có thể gây chết tim.

. Theo Thanh Niên

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Để mái tóc nhanh khô   (12/11/2004)
Chuyện nghén   (12/11/2004)
Mẹ ơi, con đã lớn khôn  (11/11/2004)
10 cách tìm niềm vui trong cuộc sống  (11/11/2004)
Hãy là một người phụ nữ tự tin  (10/11/2004)
Nhà sang nhờ đèn  (09/11/2004)
Đẹp từ những sản phẩm tự nhiên   (09/11/2004)
Chữa mất ngủ bằng bấm huyệt   (08/11/2004)
Dùng cà phê, thuốc lá cùng lúc gây xơ cứng động mạch   (07/11/2004)
Xà bông dành cho trẻ em   (05/11/2004)
Điện thoại di động có thể gây khối u ở tai?  (05/11/2004)
Nước mắt chảy xuôi  (04/11/2004)
Lấy lại cân bằng trong cuộc sống   (04/11/2004)
Khi trái tim đóng cửa   (03/11/2004)
Ăn mặn có hại gì?  (02/11/2004)