Vỏ quả quýt phơi khô được dùng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền, gọi là trần bì. Vị thuốc này được dùng chữa kém ăn, không tiêu, nôn mửa, sốt rét và ho có đờm. Liều dùng 4-12 g/ngày dưới dạng thuốc sắc.
Theo tài liệu cổ, trần bì vị cay đắng, tính ôn, có tác dụng kiện tỳ, lý khí, táo thấp, hóa đờm. Hạt quýt vị đắng, tính bình, thường được dùng chữa các bệnh như sa đì, thiện trụy (tinh hoàn nóng đau). Ngày dùng 6 đến 12 g.
Nước quả quýt uống giải say rượu, giải khát, bổ sung thêm vitamin.
Lá quýt hơ nóng đắp chữa đau bụng, ho, vú sưng. Ngày dùng 6 đến 12 g.
Đơn thuốc có trần bì và hạt quýt:
- Chống đầy hơi khó tiêu, ăn kém: Trần bì 0,5 g, hoàng bá 0,3 g, hoàng liên 0,3 g, đẳng sâm 0,3 g, cam thảo 0,3 g. Tất cả sấy khô, tán bột, trộn đều, chia 3 lần uống trong ngày.
- Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12 g sắc với 200 ml nước còn 100 ml, cho đường vừa đủ, uống dần trong ngày.
. Theo KH&ĐS
|