Thứ ba, ngày 1/4/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhìn từ góc độ người sản xuất
16:28', 27/12/ 2004 (GMT+7)

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cả nước nói chung, Bình Định nói riêng, đang ở mức cao và diễn biến phức tạp. Vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin giới hạn trong lĩnh vực sản xuất đối với các loại cây trồng thực phẩm, liên quan đến cuộc sống hằng ngày của hầu hết người tiêu dùng trong xã hội.

Người tiêu dùng khó phân biệt rau quả an toàn và không an toàn

Thực tế cho đến nay, nhiều văn bản của các cơ quan Nhà nước đã được ban hành, nhiều cuộc vận động với những khuyến cáo được các cơ quan chức năng đưa ra để hướng dẫn người sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, như sản xuất rau sạch, hạn chế sử dụng hóa chất… Tuy nhiên, hầu như chưa có những chế tài cụ thể, chưa có một cơ quan nào làm nhiệm vụ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm một cách toàn diện, có hiệu lực đối với quá trình sản xuất các loại cây thực phẩm. Phần lớn rau quả tiêu thụ trên thị trường chưa đạt tiêu chuẩn sạch và an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Một bộ phận người sản xuất vẫn còn sử dụng tràn lan các loại hóa chất, trong đó, đặc biệt nguy hiểm là các loại thuốc bảo vệ thực vật, là nguyên nhân trực tiếp gây nên các vụ ngộ độc mà còn là nguyên nhân tiềm ẩn, đầu độc sức khỏe con người và môi trường.

Kết quả kiểm tra một số mẫu rau quả tại một số chợ đầu mối ở thành phố cho thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật các loại có nhiều trong hầu hết các mẫu rau, vượt hàng chục lần giới hạn cho phép; nhất là các loại rau ăn lá như cải ngọt, mồng tơi, cải bẹ xanh, cải bắp, cải thảo, rau muống, khổ qua, dưa leo… Trên các loại trái cây thì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đáng kể nhất là nho, sau đó là táo, ổi, xoài, cam quýt.

Từ thực tế trên, muốn hạn chế tối đa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật nói riêng, các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất cây thực phẩm nói chung người sản xuất cần thực hiện nguyên tắc: chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học khi thật cần thiết, đến ngưỡng kinh tế và phải tuân thủ triệt để quy định kỹ thuật về sử dụng các loại vật tư này.

Một vấn đề cũng cần lưu ý là vị trí các kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, kho phân bón hóa học phải xa khu dân cư; các đại lý bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cần có hiểu biết về tính năng và tác hại của các loại vật tư này, góp phần hướng dẫn người sử dụng và đề phòng ngộ độc. Việc tuyên truyền, huấn luyện sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học không những là việc làm cấp thiết trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài.

Các ngành chức năng cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các mô hình và đặc biệt là tổ chức tiêu thụ tốt đối với các vùng sản xuất rau quả sạch. Nhiều bà con nông dân sản xuất các loại rau quả sạch ở Quy Nhơn, Tuy Phước, Hoài Nhơn… cho biết, bà con rất hoan nghênh chủ trương, biện pháp sản xuất rau quả an toàn nhưng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Sản xuất theo quy trình rau quả an toàn hạn chế bón phân hóa học, phun thuốc bảo vệ thực vật nên năng suất thường không cao, màu sắc rau quả không đẹp, khó bán được giá cao. Đa số người tiêu dùng lại không phân biệt được rau quả an toàn và rau quả không an toàn. Vì vậy, việc tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng trở thành "người tiêu dùng thông thái", tăng cường bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế những vụ ngộ độc đáng tiếc cần được đẩy mạnh.

. Nguyễn Hữu Chương

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chữa bệnh tim bằng thịt rùa  (26/12/2004)
Uống nước khắc phục chứng tụt huyết áp khi đứng dậy  (24/12/2004)
Cà rốt chống lại bệnh tật  (23/12/2004)
Hiểm họa tiềm ẩn từ... muối ăn   (23/12/2004)
Áp lực công việc hại tim  (22/12/2004)
Dưỡng sinh tâm thể - Liều thuốc trị bách bệnh?  (21/12/2004)
Hãy cảnh giác với cảm lạnh và cúm  (21/12/2004)
Ăn gì để ''trẻ mãi không già''?  (20/12/2004)
Toa rượu bổ của Chủ tịch Mao Trạch Đông tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/12/2004)
Hãy quan tâm đến đồ chơi trẻ em  (19/12/2004)
Nuôi con thời nay: dễ hay khó?   (16/12/2004)
Nước muối giúp hạn chế sự lây lan của bệnh cúm  (16/12/2004)
Nét đứng dáng đi làm nên một người phụ nữ đẹp   (16/12/2004)
Mua sắm cho mùa Noel   (14/12/2004)
Cảm lạnh   (14/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn