Thứ hai, ngày 31/3/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Cây thuốc nam vào nhà dân
10:43', 30/12/ 2004 (GMT+7)

Bây giờ, đi khắp các thôn của xã Cát Minh (Phù Cát), hầu như nhà nào cũng có thuốc nam, nhiều thì mươi, mười lăm loại cây còn ít cũng được năm, bảy cây thuốc.

Ông Trầm và vườn thuốc nam của mình

Ba năm trở lại đây, gia đình ông Ông Đặng Trầm, trưởng thôn Gia Thạnh ít khi dùng thuốc tây. Hễ có người nào trong nhà bị đau là ông ra "vườn" hái vài thứ lá sơ chế hoặc sử dụng trực tiếp tùy theo từng bệnh. Không tốn kém hay khó tìm, ngay trong vườn rau, cây cảnh nhà ông với vài cây hồng ngọc, chó đẻ, ngải cứu, đinh lăng, lá lốt… là thành một vườn thuốc nam hữu hiệu. Đây là kết quả của mô hình đưa cây thuốc nam vào trồng và sử dụng trong từng hộ dân xã Cát Minh.

Xã Cát Minh nằm về phía đông bắc huyện Phù Cát, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả và cây thuốc. Những năm trước đây, người dân Cát Minh đã có truyền thống trồng và sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh nhưng còn khá đơn lẻ. Người dân chỉ biết mách miệng cho nhau chứ không hiểu hết tác dụng của mỗi cây thuốc. Với mục đích khơi dậy phong trào khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo phương châm "thuốc tại nhà, thầy tại chỗ", năm 2001, xã Cát Minh triển khai đề án xã hội hóa y học cổ truyền, trong đó đặt mục tiêu đến cuối năm 70% hộ gia đình có 7-15 cây thuốc tại vườn chữa 9 bệnh thông thường, 2/3 số hộ biết tác dụng của từng loại thuốc đã trồng và đưa vào sử dụng khi cần thiết.

Sau 4 tháng triển khai, phong trào trồng và sử dụng cây thuốc nam đã được nhiều người hưởng ứng, nhà nào cũng có vài ba cây thuốc trong vườn "làm vốn lận lưng". Nhận thức của người dân về tác dụng của cây thuốc nam cũng được nâng cao.

. Lê Thu Hiền

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nguyên tắc khi uống thuốc viên  (29/12/2004)
Nỗi oan của 8 loại thực phẩm   (29/12/2004)
Châm cứu làm giảm nguy cơ viêm khớp   (28/12/2004)
Sành điệu  (28/12/2004)
Vệ sinh an toàn thực phẩm: Nhìn từ góc độ người sản xuất   (27/12/2004)
Chữa bệnh tim bằng thịt rùa  (26/12/2004)
Uống nước khắc phục chứng tụt huyết áp khi đứng dậy  (24/12/2004)
Cà rốt chống lại bệnh tật  (23/12/2004)
Hiểm họa tiềm ẩn từ... muối ăn   (23/12/2004)
Áp lực công việc hại tim  (22/12/2004)
Dưỡng sinh tâm thể - Liều thuốc trị bách bệnh?  (21/12/2004)
Hãy cảnh giác với cảm lạnh và cúm  (21/12/2004)
Ăn gì để ''trẻ mãi không già''?  (20/12/2004)
Toa rượu bổ của Chủ tịch Mao Trạch Đông tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (19/12/2004)
Hãy quan tâm đến đồ chơi trẻ em  (19/12/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn