Ngày nay hầu như các hàng ăn, nhiều nhà, nhiều người đều có thói quen dùng mì chính trong bữa ăn, nhưng làm thế nào để phát huy được tác dụng tốt của mì chính tới mức cao nhất mà không gây hại tới sức khỏe thì lại là vấn đề không phải ai cũng rõ.
Thành phần chủ yếu trong mì chính là một loại muối axit amin. Khi dùng đủ liều lượng có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất trong não, giảm hàm lượng amôniắc trong huyết dịch. Nhưng dưới tác dụng của nhiệt khoảng 1550C và thời gian dùng nhiệt khoảng 0,5-1 giờ, chất này sẽ bị cháy, không chỉ không còn tác dụng mà còn sinh ra một loại độc tố. Cho nên cách tốt nhất là sau khi canh hay rau đã múc ra bát mới nên cho mì chính. Làm như thế món ăn thêm ngon mà lại yên tâm không hại cho cơ thể con người.
Trong mì chính có chứa tới 13% muối Natri, nếu dùng quá liều không chỉ nguy hiểm cho người mắc các chứng bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, thận, tim... mà ngay cả với người khỏe cũng có hại. Chính vì thế, các tổ chức hữu quan quốc tế đã nghiên cứu và đưa ra quy định sau: Với người có trọng lượng 50 kg, mỗi ngày không được dùng quá 6 g mì chính.
Theo các chuyên gia về mì chính thì khả năng phân giải trong nước của mì chính là rất lớn. Nên mỗi lần sử dụng mì chính đừng nên cho quá tay, sẽ có hại nhiều cho sức khỏe. Với mì chính chỉ sau khi hòa tan trong thức ăn mới có tác dụng. Vì vậy với các loại rau vừa xào nấu xong, hãy múc ra bát và gạn ra một ít nước rau, cho mì chính vào đó hòa tan rồi mới đổ vào bát to đựng rau, trộn đều chứ không nên dùng thìa con hay đổ ra tay rồi rắc thẳng lên thức ăn. Với món nộm, rau trộn nguội hay rau nóng có thể hòa tan mì chính bằng một ít nước sôi rồi đổ vào rau, trộn đều.
Với đồ ăn có tính chất Axit cao (như dưa chua) mì chính rất khó hòa tan. Còn với các đồ ăn có tính kiềm cao (như trứng muối) sẽ phát vị khai chua. Cho nên các đồ ăn có tính chất Axit hay tính kiềm cao, tốt nhất không nên sử dụng mì chính.
. Theo báo Kinh tế & Đô thị
|