Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn thường sử dụng thuốc bắc và thuốc nam để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Trong hai loại thuốc này có chứa nhiều vị thuốc khác nhau có tác dụng chữa bệnh thận, bổ tì vị, bổ huyết, giải nhiệt… Tuy nhiên, cách sử dụng thuốc như thế nào cho hiệu quả và khoa học?
Sắc thuốc cũng là một nghệ thuật, không nên đun to lửa, khi sôi cho lửa nhỏ cho thuốc ngấm. Cũng không nên đun quá lâu sẽ mất tác dụng của thuốc. Sắc thuốc đã khó, uống thuốc lại càng khó hơn. Vì vậy, uống thuốc cần tránh những điều gì:
Tuyệt đối không được để thuốc đã sắc qua đêm. Chúng ta thường có thói quen đun một lần, để uống trong nhiều ngày. Các nhà khoa học khẳng định rằng, trong thành phần hóa học của thuốc chứa nhiều chất kết đọng khó hòa tan trong nước. Thuốc càng để lâu, chất kết đọng càng nhiều, nhìn xuống đáy bát thuốc thấy có rất nhiều cặn, trong đó có một phần chất hóa học do phản ứng tạo nên. Chất này sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc. Do vậy, chỉ nên sử dụng thuốc trong ngày, hôm sau tiếp tục đun ấm khác. Có như thế thuốc mới có khả năng phát huy hết tác dụng của thuốc.
Sử dụng đường khi uống thuốc có tốt không? Thuốc bắc và thuốc nam thường có vị đắng, khó uống. Nhiều người có thói quen cho thêm đường, điều này không có lợi đối với sức khỏe. Trong đường và thuốc đều có các chất hóa học, khi các chất này gặp nhau, sẽ tác dụng với nhau tạo thành chất kết tủa. Chất này làm giảm hiệu lực của thuốc và tổn hại tới sức khỏe.
Đường sẽ có tác dụng triệt tiêu một số vị thuốc chỉ nhằm vị đắng để chữa bệnh, kích thích dịch tiêu hóa, phát huy công hiệu của thuốc. Cho nên đối với loại thuốc bổ tì vị ta không nên uống với đường.
Một số loại thuốc nam có tác dụng giảm sốt, hạ nhiệt. Dùng đường uống với các thuốc này sẽ hạn chế hiệu quả của thuốc, cản trở sự hấp thu khoáng chất và các loại vitamin.
. Theo Gia đình và Trẻ em
|