Cúm và viêm đường hô hấp cấp
17:52', 3/3/ 2004 (GMT+7)

Viêm nhiễm đường hô hấp cấp (VNĐHHC) là bệnh thường gặp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa số trường hợp mắc phải đều do virus gây ra. Các nhà chuyên môn ghi nhận có chừng 200 loài thuộc 8 giống virus khác nhau về mặt di truyền học có khả năng gây VNĐHHC. Hầu hết virus gây viêm đường hô hấp trên (tai, mũi, họng) nhưng một số ít có khả năng gây viêm nhiễm đường hô hấp dưới (phổi, cuống phổi), nhất là đối với trẻ em, người già yếu vì những đối tượng này sức đề kháng yếu dễ bị virus xâm nhập.

Hội chứng VNĐHHC do virus thường biểu hiện ở một số trạng thái như: cúm (cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi…), viêm họng hầu, viêm tắc thanh quản, đau cơ, viêm tiểu phế quản, viêm phổi và đặc biệt nghiêm trọng là bội nhiễm phổi (thường gây tử vong).

Chúng ta nên biết, virus hay siêu vi là những vi sinh vật không hoàn chỉnh của một tế bào, chúng không tự sinh sản được mà phải xâm nhập vào tế bào ký chủ rồi dùng cơ cấu di truyền của mình bắt các tế bào ký chủ sinh sản dùm, từ đó gây bệnh cho nạn nhân. Virus rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp do bệnh nhân ho, nói chuyện làm những bọt nước li ti hay đờm dãi văng ra làm cho người khác hít phải hay do dùng chung khăn lau mặt, ly chén… không được rửa sạch. Khi ra ngoài không khí, virus thường không sống được lâu cho nên nguồn lây lan chính là do tiếp xúc gần với mầm bệnh.

VNĐHHC là một căn bệnh do virus, gặp phải những loại phát huy độc lực cao có thể gây tử vong rất nhanh như virus cúm typ A đang có mặt ở các nước châu Á, cho nên việc phòng ngừa và tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể vẫn là lời khuyên hàng đầu của các nhà chuyên môn. Đó là, ngoài việc bớt tiếp xúc nơi đông người, mang khẩu trang, mang kính khi cần thiết, vệ sinh môi trường và cá nhân, chúng ta cần phải có một cách sống lành mạnh, tăng cường thể dục thể thao và phải ăn uống cân bằng và hợp lý. Các nhà khoa học chứng minh rằng: nếu bổ sung đầy đủ khoáng chất và vitamin hàng ngày sẽ nâng cao khả năng đề kháng, có thể đẩy lùi được bệnh tật. Thường dùng rau lá màu lục đậm, củ quả màu đỏ, màu cam, ăn đậu, mè, uống nước trái cây hay sử dụng thêm viên đa sinh tố khoáng chất là có thể bổ sung thêm các vitamin A, B1, B6, B12, C, K, E.

Trong trường hợp tiếp xúc với những đối tượng có nguy cơ cao cần phải thực hiện nghiêm ngặt một số biện pháp như: sát khuẩn mũi họng bằng nước tỏi ngày 3-4 lần hay uống viên tỏi Dogarlic; ăn rau diếp cá, lá bồ ngót vài ngày mỗi khi nghi ngờ bị lây nhiễm. Khi cảm thấy nuốt vướng, đau họng nên ngậm ngay một miếng nghệ tươi vì trong nghệ có hoạt chất Curcumin kháng siêu vi khuẩn rất tốt kết hợp với uống trà xanh hàng ngày cũng có khả năng ngừa siêu vi. Điều quan trọng là phải bỏ hẳn thuốc lá, giảm bia rượu và các chất kích thích để củng cố thêm sức đề kháng.

Hiện vẫn còn khá nhiều virus chưa có thuốc đặc trị, cũng may hệ thống miễn dịch của cơ thể người có khả năng đề kháng, giúp bệnh tự khỏi nhưng chúng ta không nên "khinh thường" chúng bởi khả năng lây lan của virus ngày càng cao, phòng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất hiện nay.

. DS Ngọc Hòa

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Uống thuốc bắc và thuốc nam như thế nào để có tác dụng?   (02/03/2004)
Ăn ổi, dưa hấu... giúp trị bệnh tim  (01/03/2004)
Cách sử dụng bếp gas  (29/02/2004)
Bệnh nấc cụt   (27/02/2004)
Đi bộ - phương pháp đơn giản, hiệu quả để tăng cường sức khỏe  (26/02/2004)
Ăn gì để tăng sức tập trung?  (25/02/2004)
Duy trì sức khỏe sau 8 giờ làm việc   (24/02/2004)
Nước cốt chanh ngừa thai và diệt HIV  (23/02/2004)
Ăn chay giảm nguy cơ ung thư ruột kết  (22/02/2004)
Cách sử dụng mì chính   (20/02/2004)
10 thứ rau quả giúp trẻ lâu  (19/02/2004)
Những thực phẩm giúp ngừa bệnh cúm gà  (18/02/2004)
Đông y chữa phóng tinh ngược chiều   (17/02/2004)
Trái cây - Lợi và hại  (16/02/2004)
Mắt tốt nhờ bắp luộc   (15/02/2004)