Sự thật và huyền thoại về cholesterol
15:31', 4/3/ 2004 (GMT+7)

Ngày nay nỗi lo ngại về cholesterol đã được nhiều người lo sợ đến mức dị ứng với tất cả thực phẩm tạo ra nó. Tại Mỹ, người ta đã cấm các hàng quà bán gần trường học, bởi các lời rao bán hấp dẫn có thể kích thích tính háu ăn của trẻ em và làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu...

* Cholesterol là gì?

Qua xử lý tâm lý, con người có thể đi đến kết luận rằng hàm lượng cholesterol trong máu càng ít càng tốt. Thế nhưng, cái chất giống như thạch cao này lại là thành phần tối quan trọng của cơ thể, tạo nên bộ xương hóa học của nhiều chất cần thiết cho cơ thể sống. Phần tử này làm chức năng quan trọng để cấu tạo màng tế bào, hình thành cấu trúc phân tử của tế bào thần kinh não và tủy sống, cơ sở để tổng hợp các Hoocmôn và vitamin...

* Xuất xứ cholesterol

Cholesterol chủ yếu do gan tạo ra, mỗi ngày trung bình 5g. Lượng này tăng theo nhu cầu của cơ thể và người càng cao tuổi, nhu cầu cholesterol càng lớn để vá víu những tổn thương trong màng tế bào. Gan người sản ra nhiều loại cholesterol và đi vào máu bằng cách liên kết bằng cách liên kết với hợp chất vận chuyển đặc biệt là lipoproteid. Song không phải mọi cholesterol có trong cơ thể đều do gan sản sinh ra. Gan chỉ sản ra 85% cholesterol nội tố, còn 15% cholesterol ngoại tố được lấy từ thức ăn hàng ngày.

* Lượng cholesterol nguy hiểm

Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 trở về trước, các bác sĩ không hề lo lắng về cholesterol trong máu bệnh nhân, nếu như hàm lượng đó chưa đến 300mg. Chỉ sau khi có một loạt nghiên cứu về tương quan giữa hàm lượng cholesterol với tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thì vấn đề hàm lượng chất này mới được lưu tâm và mức nguy hiểm mới từ 300mg giảm dần xuống 260, 240, 220, và 200mg/dl. Hàm lượng cholesterol trung bình của người Đức cao hơn của người Mỹ, song tỷ lệ người Mỹ thiệt mạng vì bệnh này lại cao hơn người Đức. Người Pháp có hàm lượng trung bình bằng người Mỹ, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ bằng 2/3. Người Thụy Điển ăn nhiều bơ sữa, nhưng lại ít tử vong vì bệnh nhồi máu hơn người Nhật thường ăn cá nhiều gấp 5 lần.

* Lượng cholesterol tùy thể trạng từng người

Vì sao hàm lượng cholesterol ở người béo có khi lại thấp hơn ở người gầy? Hàm lượng cholesterol trung bình của người Nhật chỉ có 185, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch lại thấp. Khi họ sang Mỹ và chuyển sang ăn các món ăn châu Âu thì hàm lượng chất này tăng vọt và dễ bị bệnh tim mạch. Người Eskimô thường xuyên ăn thịt nhưng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch lại rất thấp. Đến nay chưa ai đưa ra chuẩn mực cho phép xác định khi nào con người rơi vào nhóm có vấn đề. Nhưng số liệu về hàm lượng cholesterol luôn phải được xét trong bức tranh bệnh lý chung của người bệnh, so sánh với độ tuổi và tác nhân nguy hiểm. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nguyên nhân chính gây nhồi máu không phải là cholesterol mà là cách sống. Người ít vận động có tỷ lệ tới 58%.

* Có dễ mắc bệnh cholesterol?

Muốn biết thì phải phân tích máu và không quên kiểm tra lượng các chất lipoproteid mật độ thấp và mật độ cao. Những nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ những chất này đóng vai trò lớn trong xác suất bệnh. Ngay cả trường hợp lượng cholesterol trong máu chỉ 240, nhưng nếu hàm lượng lipoproteid mật độ thấp lớn hơn 130 hay lipoproteid mật độ cao lớn hơn 35 là đã nguy hiểm.

* Mối đe dọa. ..

Một trong những chức năng của cholesterol là vá những tổn thương trên màng tế bào. Và như con dao hai lưỡi, có lúc chất này quay lại làm biến thể. Vào thời điểm khi thành mạch bị tổn thương do huyết áp cao, chất lipit chứa cholesterol xấu sẽ kết lại thành những vảy trong thành mạch. Nếu cholesterol tốt không thể loại bỏ các lipit thừa thì dần dần những vảy này lớn lên làm nghẽn thành mạch, mạch bị tắc thì sẽ xảy ra chứng nhồi máu.

* Chế độ ăn uống...

Đây là điểm các nhà khoa học đồng tình nhất. Ăn kiêng là biện pháp giảm lưu lượng chất béo trong máu. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này hiện còn nhiều điều tranh cãi. Mặt khác, một số nhà nghiên cứu chứng minh rằng, khoảng 70% những người có hàm lượng cholesterol cao có thể giảm từ 15-25% lượng cholesterol nếu tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các nhà khoa học cũng thống nhất rằng, bản thân con người cũng có thể tự giảm được 10-15% hàm lượng này nếu tự thay đổi chế độ ăn một chút, bớt ăn chất béo và các chất có chứa cholesterol.

* Tác phong sinh hoạt...

Để giữ hàm lượng cholesterol trong máu thấp thì ngoài chế độ ăn kiêng cần phải có tác phong sinh hoạt năng động nữa. Điều khẳng định này đã được các chuyên gia trên thế giới đưa ra. Các nhà khoa học ở California tiến hành khảo sát các em độ tuổi từ 2-20 đã cho thấy, những đứa trẻ hằng ngày ngồi xem TV quá 4 giờ thì có hàm lượng cholesterol gấp rưỡi những trẻ thích hoạt động thể thao.

* Thuốc chữa cholesterol

Hiện nay, việc dùng thuốc điều trị người có hàm lượng cholesterol cao khá phổ biến ở các nước phương Tây. Tại Mỹ, lượng thuốc được bác sĩ chỉ định dùng để giảm cholesterol đã không ngừng tăng hằng năm. Các nhà kinh doanh thuốc không cần biết rằng 54% bệnh nhân dùng thuốc ở độ tuổi trên 60 là có hại. Chính vì vậy các nhà khoa học đã phải đưa ra lời khuyên, trước khi dùng thuốc, người bệnh hãy chịu khó ăn kiêng ít nhất 6 tháng.

. Tú Ân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cúm và viêm đường hô hấp cấp   (03/03/2004)
Uống thuốc bắc và thuốc nam như thế nào để có tác dụng?   (02/03/2004)
Ăn ổi, dưa hấu... giúp trị bệnh tim  (01/03/2004)
Cách sử dụng bếp gas  (29/02/2004)
Bệnh nấc cụt   (27/02/2004)
Đi bộ - phương pháp đơn giản, hiệu quả để tăng cường sức khỏe  (26/02/2004)
Ăn gì để tăng sức tập trung?  (25/02/2004)
Duy trì sức khỏe sau 8 giờ làm việc   (24/02/2004)
Nước cốt chanh ngừa thai và diệt HIV  (23/02/2004)
Ăn chay giảm nguy cơ ung thư ruột kết  (22/02/2004)
Cách sử dụng mì chính   (20/02/2004)
10 thứ rau quả giúp trẻ lâu  (19/02/2004)
Những thực phẩm giúp ngừa bệnh cúm gà  (18/02/2004)
Đông y chữa phóng tinh ngược chiều   (17/02/2004)
Trái cây - Lợi và hại  (16/02/2004)