Hướng đến mục tiêu ngăn chặn bệnh lao
17:26', 25/3/ 2004 (GMT+7)

Mỗi ngày, có khoảng 1000 người chết vì bệnh lao ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó phần lớn là người nghèo. Vẫn còn nhiều thách thức trước mắt để đạt được mục tiêu ngăn chặn bệnh lao, đó là:

- Thiếu dược phẩm có chất lượng cao.

- Sự gia tăng về tình trạng kháng lao.

- Mạng lưới y tế còn thiếu.

- Tỉ lệ người dân tiếp cận với phương pháp hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp còn thấp.

- Thiếu sự quan tâm của các cấp thẩm quyền.

- Mạng lưới y tế tư nhân vẫn còn thiếu.

- Nhiều quốc gia còn thiếu người có khả năng thực hiện chương trình DOTS hiệu quả.

- Ở các nước nghèo truyền thông về bệnh lao vẫn còn kém.

Mặc dù vậy, công tác phòng chống lao vẫn có nhiều tiến bộ vượt bậc. Ví dụ: 2 trong số 7 nước ở khu vực có số bệnh nhân lao cao là Mongolia và Việt Nam đã hoàn toàn đạt được cả 3 mục tiêu mà khu vực đưa ra và điều này giúp 2 nước trên tiếp tục thực hiện mục tiêu tiếp theo đến năm 2010 đó là "giảm bệnh nhân lao xuống còn ½".

Trong khu vực, có 77% số bệnh nhân lao tiếp cận với DOTS và 92% ca bệnh lao được chữa khỏi. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong phòng bệnh, đặc biệt ở những cụm dân cư nghèo. Thực tế, tỉ lệ ca bệnh được điều trị DOTS ở khu vực này mới có 36%, quá thấp so với mục tiêu đề ra. Nếu muốn đạt tỉ lệ 70% bệnh nhân lao được chữa trị khỏi bằng DOTS vào năm 2005, cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp cần thiết.

* Bệnh lao và nghèo đói

Bệnh lao là bệnh của người nghèo, phát sinh với tốc độ chóng mặt trong cộng đồng người nghèo, thiếu dưỡng chất và điều kiện sống không đáp ứng đủ yêu cầu. Nếu không được điều trị, mỗi bệnh nhân lao có thể lây nhiễm cho hơn 15 người/năm.

Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh lao đã cướp đi sinh mạng của 360.000 người/năm, hầu hết là người nghèo. Mỗi ngày có khoảng 6.000 người trong khu vực bị nhiễm bệnh lao, có nghĩa là một người nhiễm lao chỉ trong thời gian 14 giây.

Bệnh lao ảnh hưởng đến cuộc sống của người nghèo trong nhiều khía cạnh. Đối với người nghèo, chi phí để chữa trị bệnh lao là một gánh nặng. Bệnh phổ biến ở độ tuổi lao động từ 15 đến 54, làm giảm thu nhập 3-4 tháng/năm và đẩy họ lún sâu vào con đường nghèo đói. Thậm chí nếu điều trị miễn phí thì người nghèo vẫn phải tốn khoảng 30% thu nhập hàng năm. Thiếu thông tin và ý thức, bị cô lập trong vùng xa xôi hẻo lánh, tính tiết kiệm và mạng lưới y tế công cũng như tư không đến được tận nơi là những yếu tố dẫn người nghèo đến với bệnh lao nhanh hơn.

WHO đang đẩy mạnh chiến lược chống lao nhằm cải thiện hơn nữa điều kiện cho bệnh nhân nghèo được tiếp cận với DOTS, kết hợp đồng thời với chẩn đoán, điều trị miễn phí thông qua tổ chức tình nguyện viên tại các nước.

* Lao và HIV - Mối liên kết hiểm họa

Sự tấn công của HIV/AIDS vào hệ thống miễn dịch làm cho bệnh nhân bị nhiễm nhiều căn bệnh truyền nhiễm như bệnh lao. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, vấn đề lao - AIDS cực kỳ nghiêm trọng với tỉ lệ chết tới 40%. Từ năm 1995, số bệnh nhân lao có HIV ở Campuchia chiếm khoảng ¼ số bệnh nhân lao. Tại các nước Campuchia, Malaysia và Việt Nam, số bệnh nhân lao có HIV tăng gấp đôi so với 5 năm trước. Riêng tại Phnom Penh, tỉ lệ nhiễm lao - HIV tăng gấp 3 tính từ năm 1995. Tình hình cũng diễn ra tương tự tại Trung Quốc và Papua New Guinea.

WHO đã tiến hành việc tìm kiếm một phương pháp điều trị hiệu quả đối với việc liên kết lao - AIDS. WHO cũng đẩy mạnh việc hợp tác hỗ trợ với các quốc gia thông qua các chương trình chống lao AIDS quốc gia, đặc biệt đối với các nước có số người nhiễm lao - AIDS ngày càng tăng như Campuchia, Trung Quốc, Papua New Guinea và Việt Nam.

* Lao và SARS

Năm 2003, thế giới bùng phát căn bệnh với triệu chứng liên quan đến đường hô hấp nhưng không rõ nguyên nhân (SARS). Việc điều trị SARS đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến chương trình chống lao quốc gia. Đầu tiên phải khẳng định rằng, SARS gây ra những trì trệ trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống lao, ngăn chặn các nước trong khu vực tiến tới mục tiêu ngăn chặn lao. Thứ nữa, sự sợ hãi với bệnh SARS đã tạo ra khoảng cách khá lớn với mọi người. Vì thế, nhiều người trong số họ có triệu chứng nhiễm lao không đến các trung tâm y tế.

Tuy nhiên, điều trị SARS cũng có những mặt tích cực trong việc ngành y tế khắp nơi lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm trong đó có lao. Từ đó, việc quan tâm đến sức khỏe cộng đồng của các quốc gia sẽ ngày càng có hiệu quả hơn.

. Hiền Lê

(Theo Regional Office for the Western Pacific - World Health Organization)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Món ăn cho trẻ bị còi xương  (23/03/2004)
Bảy cách phơi nắng an toàn  (22/03/2004)
Những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể  (21/03/2004)
Viêm Amiđan  (19/03/2004)
Phương pháp mới chữa bệnh ung thư   (18/03/2004)
Những loại hoa quả, rau củ, hải sản tăng cường sức lực của tình yêu   (17/03/2004)
4 cách xoay chuyển đồng tiền   (16/03/2004)
Bàn phím, điện thoại bẩn hơn cả... toa-let   (15/03/2004)
Cải thiện điều kiện lao động: Chưa đủ!  (14/03/2004)
Nên ăn đu đủ hàng ngày   (12/03/2004)
Có con bằng cách cấy tế bào trứng dưới da: hi vọng sinh sản cho phụ nữ mắc bệnh ung thư   (11/03/2004)
Mật ong   (10/03/2004)
Chiết xuất từ khoai lang trắng có thể trị bệnh tiểu đường   (09/03/2004)
Giấy gói quà tặng   (08/03/2004)
Bí quyết giữ gìn sức khỏe của phái đẹp  (07/03/2004)