Bệnh tiểu đường
17:46', 28/3/ 2004 (GMT+7)

Tiểu đường là một bệnh mãn tính khá phổ biến hiện nay, có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở người cao tuổi, có thể gây ra nhiều biến chứng để lại hậu quả là tàn phế hoặc tử vong. Ở Việt Nam, tính từ năm 1990, tỉ lệ tiểu đường tăng cao rõ rệt, trên 2% dân số, cho nên căn bệnh này trở thành một vấn đề thách thức và vô cùng quan trọng trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nước ta.

Khi nào chúng ta mắc bệnh tiểu đường?

Đây là một căn bệnh phát sinh do cơ thể sử dụng đường không hợp lý vì thiếu INSULIN (chất được sinh ra bởi tuyến tụy, có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và điều hòa lượng đường trong máu), dẫn đến hàm lượng đường trong máu vượt quá chỉ số bình thường. Khi ở hai lần xét nghiệm liên tiếp mà hàm lượng đường trong máu lúc đói đều vượt quá 1,26g/lít thì chúng ta có khả năng bị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường có hai thể: tiểu đường phụ thuộc Insulin (tức là khi điều trị bắt buộc phải dùng Insulin) và tiểu đường không phụ thuộc Insulin (khi điều trị có thể không cần dùng Insulin), thể này thường gặp ở trên 90% bệnh nhân tiểu đường và đây là thể cần phải đáng tìm hiểu.

Bệnh tiểu đường hay xảy ra ở lứa tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở lên), những người có nguy cơ cao là người: béo phì, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, rối loạn mạch vành… Một số nghiên cứu gần đây cho thấy: khi trẻ sơ sinh cân nặng trên 4 kg thì nguy cơ tiểu đường cao hơn. Điều khó khăn cho chúng ta là trong nhiều trường hợp, bệnh tiến triển âm thầm, khó phát hiện, chỉ đến khi tình cờ thử máu hay khi bệnh đã có biến chứng. Do vậy, lưu ý khi có các triệu chứng như: kiến hay ruồi bu nước tiểu; ăn nhiều, luôn khát nước, mắt mờ, cơ thể mệt mỏi, vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu lành; tê ngứa hay mất cảm giác ở tứ chi. Sau những triệu chứng này cần được chẩn đoán bằng các xét nghiệm định lượng: đường trong máu lúc đói; đường trong máu 2 giờ sau ăn; đường trong nước tiểu.

Nếu không được phát hiện sớm, bệnh tiểu đường sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: đục thủy tinh thể dẫn đến mù đột ngột; teo cơ, mất cảm giác, liệt các dây thần kinh sọ não, có thể gây bất lực ở nam giới; nhồi máu cơ tim, đột quỵ; suy thận; cứng khớp; ngoài ra bệnh còn gây một số biến chứng ở phổi như: lao phổi hay nhiễm nấm đường sinh dục, trong những trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người bệnh cần có bác sĩ chuyên khoa theo dõi để được hướng dẫn chế độ ăn uống và tự chăm sóc hợp lý; trên 30% bệnh nhân chỉ cần ăn kiêng đúng phương pháp thì có thể kiềm hãm được bệnh. Người bệnh cần tuyệt đối không dùng đường mía và các thức ăn chứa nhiều đường, ăn hạn chế tinh bột và các sản phẩm được chế từ tinh bột, hạn chế các loại trái cây có nhiều vị ngọt như: đu đủ, mít, nhãn,…; tăng cường sử dụng các loại rau, chất đạm, các loại đậu, cá, trứng và các loại dầu thực vật. Người bệnh có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày nhưng phải đủ no, đúng giờ và nếu quá thèm ngọt có thể dùng các loại đường dành cho người bị tiểu đường.

Điều quan trọng là bệnh nhân phải có một chế độ lao động và rèn luyện thân thể một cách hợp lý, vừa sức, tăng cường tập dưỡng sinh, đi bộ, tuyệt đối không chơi những môn thể thao có thể gây hạ đường huyết đột ngột như: bơi lội, leo núi, nhào lộn… và không nên tự ý dùng thuốc nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, giảm bia rượu.

Người bị tiểu đường có thể ví như một diễn viên xiếc đi trên dây, có thể ngã bất cứ lúc nào nhưng nếu biết cách giữ quân bình đừng để đường huyết lên cao hay xuống thấp quá thì có thể đi hết quãng đời một cách an toàn.

. DS Ngọc Hòa

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hướng đến mục tiêu ngăn chặn bệnh lao   (25/03/2004)
Món ăn cho trẻ bị còi xương  (25/03/2004)
Bảy cách phơi nắng an toàn  (22/03/2004)
Những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể  (21/03/2004)
Viêm Amiđan  (19/03/2004)
Phương pháp mới chữa bệnh ung thư   (18/03/2004)
Những loại hoa quả, rau củ, hải sản tăng cường sức lực của tình yêu   (17/03/2004)
4 cách xoay chuyển đồng tiền   (16/03/2004)
Bàn phím, điện thoại bẩn hơn cả... toa-let   (15/03/2004)
Cải thiện điều kiện lao động: Chưa đủ!  (14/03/2004)
Nên ăn đu đủ hàng ngày   (12/03/2004)
Có con bằng cách cấy tế bào trứng dưới da: hi vọng sinh sản cho phụ nữ mắc bệnh ung thư   (11/03/2004)
Mật ong   (10/03/2004)
Chiết xuất từ khoai lang trắng có thể trị bệnh tiểu đường   (09/03/2004)
Giấy gói quà tặng   (08/03/2004)