Tự phát hiện sớm hai loại bệnh nguy hiểm
16:35', 22/4/ 2004 (GMT+7)

* Cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp (CHA) có thể bắt đầu xuất hiện nhiều sau tuổi 40 và tăng dần theo tuổi. CHA chính là sát thủ thầm lặng vì có đến 2/3 người bị CHA nhưng không thấy bất kỳ triệu chứng gì cho đến khi xuất hiện các biến chứng như đứt mạch máu não hay nhồi máu cơ tim. Huyết áp bình thường của người Việt Nam là 120/80 mmHg, thường gọi tắt là 12/8. Con số 12 gọi là số huyết áp trên và con số 8 là số huyết áp dưới. Gọi là CHA khi số huyết áp trên từ 14 trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 9 trở lên.

Người bị CHA có thể có các biểu hiện:

1- Nhức đầu: phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng đôi khi kéo dài cả ngày.

2- Chóng mặt: cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.

3- Mệt: cảm giác nặng ở ngực hơi khó thở.

4- Yếu liệt chân tay vài giây đến vài phút.

5- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.

Để điều trị đúng bệnh CHA cần thực hiện 3 điểm:

- Điều trị đưa trị số huyết áp về dưới 140/90 mmHg dù không thấy bất kỳ triệu chứng nào.

- Áp dụng tốt chế độ điều trị không dùng thuốc: kiêng ăn mặn, không ăn nhiều chất béo, bỏ hút thuốc lá, không uống nhiều rượu, tập thể dục chơi thể thao đều đặn.

- Không tự ý ngưng thuốc hay tự điều trị lâu dài với một toa thuốc, phải tái khám đúng kỳ hạn.

* Thiếu máu cục bộ cơ tim

Tim được nuôi bởi động mạch có tên là động mạch vành. Trong quá trình lão hóa thì động mạch này cũng bị xơ vữa và tắc hẹp. Khi động mạch vành tim bị hẹp sẽ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và nặng hơn là nhồi máu cơ tim.

Đau thắt ngực điển hình do thiếu máu cục bộ cơ tim có một số đặc điểm:

- Hoàn cảnh xuất hiện: Cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau khi gắng, làm việc nặng, xúc động mạnh, sau bữa tiệc thịnh soạn, sau giao hợp, thời tiết quá lạnh cơn đau cũng xuất hiện. Nếu cơn đau thắt ngực xuất hiện lúc nghỉ ngơi không có gắng sức là dấu hiệu báo động tình trạng bệnh nguy hiểm, cần theo dõi điều trị tích cực phòng ngừa nhồi máu cơ tim.

- Tính chất của cơn đau: cảm giác đau ở ngực trái, vùng trước tim, đôi khi chỉ thấy khó chịu, hoặc có cảm giác nặng bị đè ép sau xương ức lan đến cổ, hàm, vai trái, cánh tay trái.

- Thời gian đau: Thông thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá 15-20 phút phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim. Nếu tình trạng đau ngực kéo dài cả ngày trong nhiều ngày, nhiều tuần nhưng điện tâm đồ vẫn bình thường, thì cần phải nghĩ đến nguyên nhân khác. Tần suất cũng rất thay đổi: có thể vài tuần, vài tháng một lần nhưng nếu nặng hơn là vài lần trong một ngày.

- Triệu chứng kèm theo: Đồng thời với đau ngực người bệnh cảm thấy hồi hộp lo âu, cảm giác khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn, đánh trống ngực, choáng váng.

- Những yếu tố giảm nhẹ cơn đau: Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn trong những trường hợp nhẹ có thể qua khỏi cơn đau. Ngậm nitroglyceri hoặc isodorbidinitrate sau vài phút có thể làm giảm cơn đau ngực - Đây cũng là một cách thử nghiệm có phải cơn đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim hay không.

Người có những yếu tố sau đây thường dễ bị thiếu máu cục bộ cơ tim: trong gia đình có người bị thiếu máu cục bộ cơ tim; hút thuốc lá nhiều; rối loạn chuyển hóa mỡ máu; tăng huyết áp; tiểu đường; béo phì; ít vận động thể lực; sống trong môi trường dễ bị stress.

. P.L (st)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chế độ ăn kiêng nghiêm túc sẽ giúp giảm đáng kể khả năng bị bệnh tim   (22/04/2004)
CVS - hội chứng mắt ở người dùng máy vi tính   (20/04/2004)
Ung bướu cột sống: Dễ lầm với các bệnh về cột sống khác  (19/04/2004)
Thể dục ở văn phòng  (18/04/2004)
Aspirin có thể gây bệnh ung thư tụy tạng   (16/04/2004)
Hàn hộp sọ bằng tế bào gốc   (16/04/2004)
Bác sĩ tốt nhất là bản thân mình  (15/04/2004)
Mùa hè - Phụ nữ dễ nhiễm bệnh qua đường tình dục   (14/04/2004)
Rau sạch - Đã có nhưng chưa đủ cung ứng   (14/04/2004)
Đi bộ có lợi cho sức khỏe   (13/04/2004)
Máy giặt, chọn sao cho phù hợp   (12/04/2004)
Hàng điện máy dành cho mùa hè: Đa dạng và phong phú  (11/04/2004)
Những thói quen có hại   (09/04/2004)
Rễ cam thảo giúp làm tăng trí nhớ   (08/04/2004)
Hiểm họa lao kháng thuốc  (07/04/2004)