Quản lý chi tiêu gia đình - Dễ mà khó
16:34', 3/5/ 2004 (GMT+7)

Sau Tết, chị Liên hàng xóm sang than vãn với tôi: "Tủ lạnh nhà mình còn đầy bánh tét, giò chả, thịt heo, thịt bò, tôm…; còn các loại rau củ thì vô vàn. Cà rốt, khoai tây, súp lơ… thứ nào cũng nhiều. Rồi thì bánh mứt, nước ngọt, bò khô… Bây giờ mình sợ mở tủ lạnh lắm, nhìn đống thực phẩm còn dư sau Tết thấy ngán đến tận cổ, chẳng muốn ăn cơm nữa".

Hóa ra vì quá lo xa cho ba ngày Tết, lại "con mắt to hơn cái bụng", thấy người ta mua bán, sắm sửa đông vui nên chị cũng hùa vào và kết quả như đã thấy, mặc dù nhà chỉ có hai vợ chồng (anh chị vừa ra ở riêng sau đám cưới). Đó là chưa kể ngày Tết có ăn ở nhà là bao, lúc ăn nhà ngoại, lúc về nội, khi đi chơi và ăn dọc đường, thế là những thứ sắm sửa cho ngày Tết cứ nằm im trong tủ lạnh. Và hệ quả của chuyện này là ngân sách chi tiêu tháng giêng của nhà chị Liên bị thâm hụt bởi đã chi gần hết cho sắm Tết.

Còn nhà anh Minh thì đã mấy lần vợ chồng xục rục với nhau cũng vì chuyện tiền bạc. Mà anh chị có khó khổ gì cho cam. Anh làm nhân viên ở một công ty TNHH xây dựng, chị bán nước giải khát vào buổi tối. Tuy không giàu có nhưng cũng đủ lo cho cuộc sống của hai vợ chồng và hai đứa con. Anh Minh than thở: "Vợ chồng vất vả suốt ngày, thu nhập cộng lại cũng không đến nỗi nào, vậy mà có khi cuối tháng để dành được rất ít. Không biết bả tiêu cái gì mà lắm thế!". Còn vợ anh thì phân bua: "Tôi nghĩ cả tuần làm việc mệt rồi, thứ bảy chủ nhật nới tay một chút, nấu nồi bún giò hoặc nồi lẩu rồi mời mấy đứa em, mấy người bạn thân của ảnh tới ăn cho vui. Thiệt tình có tháng nấu ăn hai ba lần như vậy thì cũng hao đó. Chớ mà đâu phải lỗi mình tôi. Có khi nổi hứng, sẵn mồi sẵn bạn, ảnh kêu thêm thùng bia, vậy là mất gần cả trăm ngàn nữa".

Làm sao để quản lý chi tiêu gia đình quả là khó. Tuy nhiên, với những "cao thủ nội trợ" thì đó lại là "chuyện vặt". Kinh nghiệm của nhiều người nội trợ lớn tuổi cho hay: Đầu tiên phải tính toán xem trung bình một ngày đi chợ bao nhiêu, nhân lên cho một tháng, sau đó cộng tiền gạo, củi lửa, điện, nước… các thứ linh tinh và chi phí dự trù phát sinh. Sau đó lấy tổng thu nhập của gia đình trong một tháng trừ đi khoản này, để riêng ra để chi tiêu, còn lại thì để dành. Cũng có chị không cần phải tính kỹ như thế nhưng lúc nào cuối tháng cộng sổ thì số chi tiêu cũng y như tháng trước (nếu không có phát sinh lớn) bởi "cái gì cũng có chừng hết rồi, cứ vậy mà mần".

. Nguyễn Bích

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chữa bệnh không cần thuốc   (03/05/2004)
Nhìn tóc biết bệnh  (02/05/2004)
Nên dùng Vitamin C dạng tự nhiên  (29/04/2004)
Thuốc liệu pháp gene đầu tiên trên thế giới   (28/04/2004)
Việt Nam khẩn cấp phòng dịch SARS tái xuất  (27/04/2004)
Hạn chế ăn đường để bảo vệ sức khỏe   (26/04/2004)
Ăn hải sản sống dễ nhiễm bệnh Anisakidose  (25/04/2004)
Isomer E - Thế hệ mới của vitamin E  (23/04/2004)
Giải mã thành công 21.000 gen của con người   (22/04/2004)
Tự phát hiện sớm hai loại bệnh nguy hiểm   (22/04/2004)
Chế độ ăn kiêng nghiêm túc sẽ giúp giảm đáng kể khả năng bị bệnh tim   (22/04/2004)
CVS - hội chứng mắt ở người dùng máy vi tính   (20/04/2004)
Ung bướu cột sống: Dễ lầm với các bệnh về cột sống khác  (19/04/2004)
Thể dục ở văn phòng  (18/04/2004)
Aspirin có thể gây bệnh ung thư tụy tạng   (16/04/2004)