Lời khuyên khi dùng thuốc
16:12', 6/5/ 2004 (GMT+7)

Thuốc chữa bệnh thì hầu như gia đình nào cũng có sẵn. Thế nhưng, nếu quản lý, sử dụng không đúng cách có thể gây hậu quả tai hại, đặc biệt đối với trẻ em. Dưới đây là vài lời khuyên của bác sĩ dành cho các gia đình.

1. Lập tủ thuốc gia đình. Tốt nhất là quản lý thuốc bằng một tủ thuốc gia đình. Chiếc tủ này được đặt ở nơi khô ráo để thuốc không bị hư hại do tác động của môi trường. Tủ nên treo cao, xa tầm tay trẻ em (phải cộng với việc trẻ có thể kê ghế để trèo lên). Nên sắp xếp các loại thuốc theo thứ tự để tránh sự nhầm lẫn. Người lớn trong nhà cần nắm rõ tủ thuốc này, hiểu rõ công dụng và cách sử dụng từng loại thuốc. Dạy cho trẻ rằng tủ thuốc là nơi nguy hiểm. Bạn có thể dán một ký hiệu gì đó biểu thị sự nguy hiểm lên tủ thuốc và giải thích cho trẻ hiểu dấu hiệu cảnh báo đó.

2. Không nên lạm dụng. Không ít người vẫn còn quan niệm dùng thuốc khi ốm là tốt cho cơ thể, nhưng đối với trẻ con thì việc uống thuốc là "vạn bất đắc dĩ". Đừng thấy trẻ hơi sổ mũi một tí đã "tống" thuốc vào người chúng. Trước khi cho trẻ uống thuốc cần tuân thủ nguyên tắc: uống theo chỉ định của bác sĩ để tránh tai biến trong điều trị.

3. Cần có kiến thức về thuốc. Trong chúng ta liệu có bao nhiêu người hiểu về các loại thuốc vẫn thường dùng? Việc thiếu hiểu biết về thuốc và các thành phần của thuốc cũng là một nguyên nhân gây ngộ độc thuốc cả ở trẻ em lẫn người lớn. Hiểu về thuốc sẽ giúp gia đình bạn tránh được rủi ro này.

4. Tuyệt đối thận trọng với thuốc và hóa chất độc hại. Các loại thuốc và hóa chất độc hại như thuốc diệt ruồi, muỗi, kiến, gián, chuột, thuốc trừ sâu... tuyệt đối không được để cho trẻ có cơ hội tiếp xúc. Các gia đình luôn luôn phải tâm niệm rằng đó là kẻ thù cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với con trẻ.

5. Sơ cứu khi trẻ bị uống nhầm thuốc và hóa chất. Khi phát hiện trẻ bị ngộ độc cần phải xử trí bước đầu trước khi mang đến bệnh viện. Biện pháp tốt nhất là gây nôn tại chỗ. Riêng các chất ăn mòn, chất bay hơi thì tuyệt đối không được gây nôn. Vì như vậy sẽ làm các chất này một lần nữa trào ngược lên phổi, rất nguy hiểm, ta nên cho trẻ uống nhiều sữa và nước để pha loãng làm giảm nồng độ hóa chất trong máu. Sơ cứu xong phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên chủ quan cho rằng với những loại thuốc thông thường sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ.

. Theo VDCmedia

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bắc Kinh xác nhận 3 trường hợp nhiễm SARS   (05/05/2004)
Gừng có thể làm giảm bệnh dạ dày ở phụ nữ mang thai   (05/05/2004)
3 điều cần tránh khi sử dụng máy tính   (04/05/2004)
Trẻ thơ nào có lỗi!  (04/05/2004)
Quản lý chi tiêu gia đình - Dễ mà khó   (03/05/2004)
Chữa bệnh không cần thuốc   (03/05/2004)
Nhìn tóc biết bệnh  (02/05/2004)
Nên dùng Vitamin C dạng tự nhiên  (29/04/2004)
Thuốc liệu pháp gene đầu tiên trên thế giới   (28/04/2004)
Việt Nam khẩn cấp phòng dịch SARS tái xuất  (27/04/2004)
Hạn chế ăn đường để bảo vệ sức khỏe   (26/04/2004)
Ăn hải sản sống dễ nhiễm bệnh Anisakidose  (25/04/2004)
Isomer E - Thế hệ mới của vitamin E  (23/04/2004)
Giải mã thành công 21.000 gen của con người   (22/04/2004)
Tự phát hiện sớm hai loại bệnh nguy hiểm   (22/04/2004)