Hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng (1 và 2-6):
Chương trình vitamin A sẽ tiếp tục duy trì
11:27', 3/6/ 2004 (GMT+7)

Trong những năm qua, nhờ triển khai tốt chương trình bổ sung vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi cả nước, bệnh khô mắt ở trẻ em đã được giải quyết về cơ bản, không còn là mối đe dọa mù lòa. Tuy nhiên tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn ở nhiều trẻ. Thiếu vitamin A không chỉ gây khô mắt mà nó còn làm tăng nguy cơ tử vong, bệnh tật và làm cho trẻ chậm lớn.

Từ năm 1993, chương trình vitamin A được triển khai ở Bình Định. Từ đó đến nay, hàng năm chương trình đều đặn tổ chức 2 đợt (tháng 6 và tháng 12) cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau khi sinh một tháng đầu được uống vitamin A liều cao.

Cán bộ y tế tiêm phòng sởi cho học sinh Trường tiểu học Lê Lợi

Kết quả năm 2003, cả tỉnh có 137.689 trẻ được uống viatamin A, đạt 100% số trẻ được chốt; 4.284 trẻ ngoài diện có nguy cơ cao thiếu vitamin A được uống vitamin A (trẻ dưới 5 tuổi mắc các bệnh như sởi, tiêu chảy, sốt kéo dài, viêm đường hô hấp, suy dinh dưỡng nặng…); có 121.921 trẻ ngoài diện từ 37 đến 60 tháng tuổi uống vitamin A trong chiến dịch; 20.814 bà mẹ sinh trong tháng được cấp vitamin A thường xuyên tại xã, phường. Tỷ lệ bà mẹ được uống vitamin A sau sinh đạt khá cao: 92%. Việc bổ sung viatamin A cho bà mẹ sau sinh giúp trẻ hấp thu một lượng vi chất cần thiết đề phòng mù lòa cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển tốt về thể chất và vận động. Bên cạnh việc tổ chức cho uống vitamin A, chương trình còn tổ chức truyền thông giáo dục rộng rãi về dinh dưỡng hợp lý, trong đó đặc biệt quan tâm đến nội dung phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ (vitamin A, sắt, iode). Từ đầu năm 2004 đến nay, tại các địa phương đã kết hợp hoạt động phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em với các chương trình y tế khác, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6 triển khai rầm rộ cho số trẻ trong diện được uống vitamin A.

Có thể nói chương trình vitamin A ở Bình Định thu được kết quả quan trọng: cơ bản thanh toán bệnh khô mắt do thiếu vitamin A gây mù vĩnh viễn ở trẻ em - điều nhức nhối của cả nước hơn 10 năm trước đây. Tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng cũng đã giảm đáng kể… Dù vậy nguy cơ thiếu vitamin A vẫn còn là mối đe dọa tiềm ẩn ở trẻ em do tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng ở Bình Định còn ở mức 27%, chất lượng bữa ăn tuy có được cải thiện những vẫn còn nghèo vi chất dinh dưỡng (các loại lương thực xay xát trắng, bánh kẹo, đường ngọt, dầu mỡ… tuy giàu năng lượng nhưng nghèo vi chất dinh dưỡng).

Khoa học và thực tế đã chứng minh, vitamin A là một yếu tố tăng trưởng ở trẻ nhỏ, nó liên quan chặt chẽ với suy dinh dưỡng. Vì vậy, hoạt động bổ sung viên nang vitamin A cho trẻ em và bà mẹ vẫn cần được duy trì tốt trong những năm tới, đồng thời với đẩy mạnh các hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, thiếu iode theo các mục tiêu của "Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001-2010" nhằm giải quyết vững chắc vấn đề thiếu vi chất dinh dưỡng ở Bình Định.

. Thu Hiền

 

* "Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2001-2010" đặt ra các chỉ tiêu: Tỷ lệ khô, loét giác mạc hoạt tính do thiếu vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi luôn ở mức thấp hơn ngưỡng; Giảm tình trạng thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng: tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp dưới 8% vào năm 2005 và dưới 5% vào năm 2010.

* Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tỉnh Bình Định năm 2004 gồm các mục tiêu cụ thể: 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống vitamin A 2 lần/năm; 90% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng và trẻ mắc các bệnh nguy cơ cao thiếu vitamin A được uống vitamin A; 80% phụ nữ có thai và phụ nữ từ 15-35 tuổi được uống viên sắt ở vùng triển khai chương trình (10 xã của huyện Phù Cát); Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cẩn thận, nắng mùa hè dễ say…   (02/06/2004)
Tạo sức đề kháng cho trẻ em   (01/06/2004)
Hãy là người tiêu dùng thông thái   (31/05/2004)
Mùa thi - Ăn uống như thế nào?   (31/05/2004)
Mười lời khuyên để cải thiện sức khỏe khi làm việc  (30/05/2004)
Bảo quản thức ăn bằng tủ lạnh  (28/05/2004)
Ngăn ngừa "bệnh văn phòng" cho phụ nữ   (27/05/2004)
Phải chăng già kén kẹn hom  (27/05/2004)
Phát hiện thêm một số tác hại của thuốc lá   (26/05/2004)
Ở một thôn có nhiều người bỏ thuốc lá   (25/05/2004)
Triển khai chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá: Còn lắm gian nan!   (25/05/2004)
Tắm vì sức khỏe   (24/05/2004)
Xem giờ để tập thể dục   (21/05/2004)
Các món dược thiện từ ốc   (21/05/2004)
Áp dụng Phakic IOL để chữa cận thị - 23,5 độ  (20/05/2004)