Dư cân và béo phì
10:55', 11/6/ 2004 (GMT+7)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày một cao, dẫn đến đời sống vật chất ngày càng đầy đủ hơn, cho nên nguy cơ dư cân và béo phì là mối quan tâm lớn của sức khỏe cộng đồng. Có thể xem béo phì là một trong bốn bệnh khó chữa hiện nay (ung thư, AIDS, béo phì và tiểu đường). Việt Nam đang đi vào ngưỡng của đại dịch béo phì với gần 25% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc phải.

Thế nào là béo phì? Đó là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ vượt mức bình thường. Ở trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển, chiều cao và cân nặng bao giờ cũng tăng trưởng một cách hài hòa. Khi đứa trẻ đạt chiều cao cho phép nhưng trọng lượng cơ thể vượt quá mức bình thường tới 25% là "dư cân"; nếu mức cân nặng này vượt quá ngưỡng 50% là trẻ đã bị chứng béo phì. Ví dụ: trẻ 6 tuổi, cao 113 cm, cân nặng bình thường là 20kg, nhưng khi trẻ nặng từ 25-30kg là dư cân, nếu vượt 30kg là trẻ đã béo phì. Về nguyên nhân, béo phì có thể do di truyền, do rối loạn nội tiết tố, nhưng phần lớn là do sai lầm trong chế độ ăn uống. Ăn uống quá mức, khẩu phần thường xuyên có nhiều chất ngọt, chất mỡ nên năng lượng dư thừa được tích lũy dần dần trong lớp mỡ dưới da, thời gian dài sẽ gây hiện tượng béo phì. Điều đáng lưu ý: nếu trẻ béo phì mà không chữa trị sớm thì càng lớn trẻ càng béo phì.

Theo các nghiên cứu khoa học, so với người bình thường, ngoài tính thẩm mỹ, những người béo phì có tuổi thọ kém hơn khoảng 5 năm, nếu nghiện thuốc lá có thể giảm thọ tới 10 năm. Tỷ lệ bệnh tật do béo phì gây ra ngày càng cao, theo thống kê: 60% tiểu đường typ 2; ung thư nội mạc tử cung 34%; viêm túi mật 30%; viêm xương khớp 24%; bệnh cao huyết áp 17%; ung thư đại tràng 11%…

Việc điều trị béo phì không phải dễ, phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm giảm béo của người bị dư cân. Muốn giảm béo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn uống (hạn chế chất béo, chất ngọt, tránh ăn vặt, tăng cường vận động cơ thể để tiêu hao các lớp mỡ thừa) đồng thời với việc uống thuốc nếu cần thiết. Trong trường hợp sử dụng dược phẩm để giảm béo ở người lớn phải tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định và chống chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khi có nguy cơ người béo phì mắc cùng một số triệu chứng như: giảm dung nạp glucose, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp rõ rệt, các biến chứng viêm xương khớp, ngạt thở do tắc nghẽn khi ngủ… Trong quá trình điều trị bằng thuốc phải có sự kiểm tra thường xuyên của bác sĩ, vì mọi thuốc chống béo phì đều có tác dụng không mong muốn đặc biệt ở gan, thận.

. Trung tâm TTGDSK tỉnh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nỗi lo giá cả leo thang  (10/06/2004)
Trung tâm tán sỏi Miền Trung: Địa chỉ tin cậy với người sỏi thận  (10/06/2004)
Ghi nhận từ chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vùng sâu, vùng xa   (09/06/2004)
Ăn kiêng có thể gây suy yếu hệ miễn dịch   (08/06/2004)
Bảo vệ mắt khỏi tác hại của nắng hè  (08/06/2004)
Ăn chay   (07/06/2004)
Thuốc bổ từ con tằm   (07/06/2004)
Ô nhiễm không khí và bệnh tim  (06/06/2004)
Khói thuốc lá biến nước bọt thành tác nhân ung thư  (04/06/2004)
Đậu nành giảm nguy cơ bị ung thư tử cung  (04/06/2004)
Số nhàn   (03/06/2004)
Chương trình vitamin A sẽ tiếp tục duy trì  (03/06/2004)
Cẩn thận, nắng mùa hè dễ say…   (02/06/2004)
Tạo sức đề kháng cho trẻ em   (01/06/2004)
Hãy là người tiêu dùng thông thái   (31/05/2004)