Tắm biển như thế nào là tốt nhất?
16:19', 5/7/ 2004 (GMT+7)

Trong những ngày hè nóng nực, được tắm biển, ngâm mình trong làn nước mát thật là tuyệt diệu. Tuy nhiên, không nên ở trên bãi biển cả ngày. Chỉ nên tắm vào các buổi sáng sớm hoặc chiều muộn vì khi đó khí quyển đã bớt các tia cực tím có hại cho da. Chỉ tắm 1 giờ trong ngày là đủ để các hắc tố bào tiếp thu đủ liều lượng làm da bắt màu đồng đẹp.

Tắm biển mùa hè (ảnh: Cát Hùng)

Tắm biển không chỉ mang lại sảng khoái mà còn giúp chữa trị và phòng ngừa rất nhiều bệnh. Với những người làm việc trong môi trường độc hại, ở nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc với hóa chất, khí độc... thì nước biển sẽ sát trùng da, diệt trừ nấm mốc trên da và giải độc cho cơ thể. Nước biển chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, nhất là iốt - sự thiếu hụt chất này sẽ gây bướu cổ.

Tắm biển còn giúp tăng cường sinh lực và kích thích hoạt động của bộ máy tiêu hóa và hệ tuần hoàn. Cảm giác đói thường đến ngay sau mỗi lần tắm biển, tinh thần sảng khoái và yêu đời hơn. Tắm biển cũng giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, do các chất cặn bã được thải ra qua các lỗ chân lông và da đã được nước biển sát trùng sạch.

Tắm biển rất tốt cho những người bị thiếu máu, đau nhức khớp xương, hoặc ngồi làm việc quá nhiều ảnh hưởng đến cột sống, nhờ các khoáng chất thẩm thấu qua da và các động tác bơi lội. Tắm biển còn làm cho cơ thể rắn chắc và tiêu hao đáng kể lớp mỡ dư thừa, giúp cho người béo phì có thân hình gọn gàng hơn. Tắm biển đều đặn 1-2 lần/tuần là phương pháp chữa béo phì rất hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo vệ khi tắm biển, cơ thể có nguy cơ mắc bệnh. Tránh phơi nắng quá nhiều khi tắm, nếu không da sẽ bị đen sạm, nhăn nheo, thậm chí bị lột ra. Nguy hiểm nhất là dưới nắng gắt, các tia cực tím sẽ gây ảnh hưởng tới các tế bào da, làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, cần tránh ra nắng trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ là thời gian có nhiều tia nắng độc hại. Cứ nhìn bóng người để đánh giá, bóng càng thu hẹp dưới chân đứng, nguy cơ càng tăng, bóng còn dài nguy cơ càng giảm.

Nên đeo kính bảo vệ mắt khi nắng quá gắt. Ra nắng phải đội mũ to vành (vành rộng trên 7,5 cm) để che mặt, gáy, và cổ. Nên đeo kính râm (chống tia cực tím) để tránh những tác hại của tia cực tím như gây viêm màng tiếp hợp, đục nhân mắt, hư hại võng mạc. Trước khi tắm, nên dùng vaseline, kem chống nắng bôi vào các vùng mặt cổ, tay... Sau khi tắm xong, nên vào ngồi ngay vào chỗ có bóng mát hoặc đội nón rộng vành và lấy khăn lông quấn quanh người.

Nên dùng nước ngọt xối rửa thật kỹ sau khi tắm, nếu không chất muối đọng lại trên da sẽ làm cho da bị khô. Gội đầu bằng nước chanh vắt sẽ làm tóc trơn mượt trở lại, không bị khô và xơ dưới tác động của nước biển.

Lưu ý, người bị lao phổi, hen suyễn, suy nhược nặng và tiểu đường nên hạn chế tắm biển. Tốt nhất là chỉ dạo chơi trên bờ hay nghỉ ngơi một thời gian ở vùng này.

. Theo Tri thức sức khỏe

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vitamin có thể làm chậm sự phát triển của virus HIV/AIDS   (05/07/2004)
Trẻ em xem tivi nhiều dễ... dậy thì sớm  (05/07/2004)
Mùa hè - Uống nước như thế nào thì tốt?   (02/07/2004)
Thử máu có thể phát hiện ung thư buồng trứng   (01/07/2004)
Thức dậy sớm chưa hẳn là tốt  (30/06/2004)
Hơi bếp gas làm tăng nguy cơ bị các bệnh hô hấp ở trẻ  (30/06/2004)
Điện thoại di động làm giảm khả năng sinh sản của nam giới  (29/06/2004)
Bệnh mua sắm   (28/06/2004)
Những lợi ích của việc ăn cá  (28/06/2004)
Thuốc mới trị bệnh cảm cúm   (27/06/2004)
Chữa bệnh bằng nước  (27/06/2004)
Để có sức khỏe và trí nhớ tốt trong mùa thi   (24/06/2004)
Ăn rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa đột quỵ   (24/06/2004)
Sáu biện pháp khẩn cấp khống chế dịch sốt xuất huyết  (23/06/2004)
Khi con rể ở nhờ cha mẹ vợ   (23/06/2004)