Sẽ tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường trong toàn tỉnh
10:47', 7/7/ 2004 (GMT+7)

Dịch sốt xuất huyết (SXH) đã xuất hiện cục bộ ở một vài địa phương trong tỉnh và có khả năng sẽ bùng phát trong thời gian tới. BS Huỳnh Vĩnh Thu - cán bộ chuyên trách phòng chống SXH của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) - đã trả lời phỏng vấn PV Báo Bình Định về nguyên nhân và công tác phòng chống dịch SXH lan rộng.

* Thưa ông, vì sao năm nay dịch SXH xảy ra ở Bình Định sớm hơn các năm trước?

BS Huỳnh Vĩnh Thu

- Năm nào Bình Định cũng có dịch SXH nhưng năm nay dịch xảy ra sớm hơn. Tuy địa bàn xảy ra dịch vẫn hẹp nhưng số người mắc SXH nhiều hơn và mức độ bệnh cũng nặng hơn. Trong số 173 trường hợp mắc SXH (tính cuối tháng 5) thì số ca mắc bệnh độ III, độ IV chiếm đến 30% và hiện đã có 1 ca tử vong.

Về nguyên nhân dịch SXH xuất hiện sớm, thứ nhất là do dịch thường xảy ra theo chu kỳ 3 - 5 năm một lần. Vào năm 1998, cả nước ta đã xảy ra dịch SXH lớn nên năm 2004 là năm chu kỳ của dịch. Ngoài ra, các nguyên nhân khác dẫn đến dịch SXH là: mật độ quần thể muỗi và bọ gậy tăng bất thường (tăng 94% so với bình thường); sự lưu hành của tuýp vi rút D2 - tuýp vi rút gây bệnh SXH nặng; sự thay đổi thời tiết; tập tục lưu trữ nước sinh hoạt của người dân…. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của dịch SXH tại một số nước châu Á như Indonesia, Singapore, Philippines, Hồng Kông cũng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Ở Bình Định, từ nay đến cuối năm có khả năng dịch SXH sẽ bùng phát tại các ổ dịch cũ là Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn.

* Vậy TTYTDP tỉnh đã làm gì để phòng chống dịch SXH lây lan trên diện rộng, thưa ông?

- Bệnh SXH là là bệnh truyền nhiễm, gây dịch lớn, do vi rút gây ra nên không có thuốc đặc trị và có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, để chủ động ngăn ngừa dịch, hàng năm chúng tôi đều có kế hoạch phòng chống SXH từ đầu năm, từ khâu tổ chức đến chuyên môn. Riêng năm nay, sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức một chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom rác, diệt bọ gậy trong toàn tỉnh. Các năm trước hoạt động này vẫn được tổ chức nhưng không hiệu quả vì thiếu kinh phí. Để chiến dịch lần này đạt hiệu quả, cần phải có khoảng 280 triệu đồng và hiện chúng tôi đang trình công văn lên lãnh đạo ngành và UBND tỉnh để xin số kinh phí trên. Chúng tôi cũng đề nghị các cấp chính quyền địa phương duy trì hoạt động này hàng tháng. Mặt khác, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị y tế và nhân lực để phục vụ công tác phòng chống dịch SXH.

- Cảm ơn ông

. Nguyên Sương (thực hiện)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Dừa - không chỉ giúp giải khát...  (06/07/2004)
Tắm biển như thế nào là tốt nhất?  (05/07/2004)
Vitamin có thể làm chậm sự phát triển của virus HIV/AIDS   (05/07/2004)
Trẻ em xem tivi nhiều dễ... dậy thì sớm  (05/07/2004)
Mùa hè - Uống nước như thế nào thì tốt?   (02/07/2004)
Thử máu có thể phát hiện ung thư buồng trứng   (01/07/2004)
Thức dậy sớm chưa hẳn là tốt  (30/06/2004)
Hơi bếp gas làm tăng nguy cơ bị các bệnh hô hấp ở trẻ  (30/06/2004)
Điện thoại di động làm giảm khả năng sinh sản của nam giới  (29/06/2004)
Bệnh mua sắm   (28/06/2004)
Những lợi ích của việc ăn cá  (28/06/2004)
Thuốc mới trị bệnh cảm cúm   (27/06/2004)
Chữa bệnh bằng nước  (27/06/2004)
Để có sức khỏe và trí nhớ tốt trong mùa thi   (24/06/2004)
Ăn rau xanh và trái cây giúp ngăn ngừa đột quỵ   (24/06/2004)