Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
11:9', 8/7/ 2004 (GMT+7)

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào mùa mưa và mức độ nguy hiểm của nó không lường được. Bệnh có thể trở thành dịch gây tử vong nhiều người nên cần phải hết sức cảnh giác.

Từ đầu năm đến nay, SXH đã xảy ra tại nhiều tỉnh thành, tăng hơn 92% so với cùng kỳ năm trước. Số bệnh nhân SXH được phát hiện nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt là miền Đông Nam bộ, chiếm 91,2% so với cả nước. Bình Định đã có hàng chục ca bị SXH phải nhập viện, chưa có tử vong.

Bệnh SXH do siêu vi phát triển trong một loại muỗi có tên AEDES AEGYPTI (còn gọi là "muỗi vằn") truyền cho người. Muỗi này sinh đẻ nhiều trong mùa mưa, ưa nơi ẩm thấp, thường đậu trong nhà và đốt người ngay cả ban ngày. Đa số bệnh nhân là trẻ em từ 3-8 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng ít nghiêm trọng hơn. Biến chứng nghiêm trọng nhất là hội chứng "sốc" gồm: giảm trí giác (không còn tỉnh táo, lừ đừ); giảm thân nhiệt (cơ thể lạnh, đặc biệt ở tứ chi); giảm huyết áp (mạch yếu có thể trụy tim).

Khi trẻ được chuẩn đoán là SXH nhưng chưa có triệu chứng xuất huyết hay nghi ngờ SXH đa số được cấp đơn thuốc về chữa trị và theo dõi tại nhà, có hẹn ngày tái khám. Và sau đây là những điều mà phụ huynh cần thực hiện:

1- Cho trẻ nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, hạn chế chạy nhảy, đi lại dù cho trẻ "có vẻ" khỏe mạnh, đồng thời cho trẻ uống đầy đủ nước (vì khi SXH, máu thường bị cô đặc lại nên sự lưu thông rất khó, đây cũng là nguyên nhân gây hội chứng "sốc" trong SXH). Nếu uống nhiều nước trái cây hay dung dịch OREZOL sẽ làm cho máu loãng hơn, cho trẻ uống từ từ, thong thả vì nếu uống một lần nhiều quá dễ bị ói, chướng bụng.

2- Cần quan tâm cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày với những thức ăn dễ tiêu như: cháo hành, súp và dĩ nhiên không nên cho trẻ ăn no quá.

3- Cho trẻ uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, thường là các loại thuốc có chứa Paracetamol kết hợp với việc làm mát cho trẻ.

4- Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ chu đáo nhằm phát hiện các triệu chứng tiền sốc: đột ngột lừ đừ, vật vã; cơn đau bụng dữ dội, lạnh tay chân; xám da, môi tím; bí tiểu và khát nước. Khi có những triệu chứng như vậy hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Muỗi là tác nhân chính truyền bệnh SXH cho người nên cách phòng ngừa tốt nhất là phải chống muỗi, diệt cung quăng (ấu trùng muỗi) và giữ vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh. Một vấn đề quan trọng là phát hiện sớm trẻ bị nhiễm siêu vi để chữa trị kịp thời.

. Trung tâm TTGDSK tỉnh

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết   (07/07/2004)
Sẽ tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường trong toàn tỉnh   (07/07/2004)
Dừa - không chỉ giúp giải khát...  (06/07/2004)
Tắm biển như thế nào là tốt nhất?  (05/07/2004)
Vitamin có thể làm chậm sự phát triển của virus HIV/AIDS   (05/07/2004)
Trẻ em xem tivi nhiều dễ... dậy thì sớm  (05/07/2004)
Mùa hè - Uống nước như thế nào thì tốt?   (02/07/2004)
Thử máu có thể phát hiện ung thư buồng trứng   (01/07/2004)
Thức dậy sớm chưa hẳn là tốt  (30/06/2004)
Hơi bếp gas làm tăng nguy cơ bị các bệnh hô hấp ở trẻ  (30/06/2004)
Điện thoại di động làm giảm khả năng sinh sản của nam giới  (29/06/2004)
Bệnh mua sắm   (28/06/2004)
Những lợi ích của việc ăn cá  (28/06/2004)
Thuốc mới trị bệnh cảm cúm   (27/06/2004)
Chữa bệnh bằng nước  (27/06/2004)