Cảnh giác với Hội chứng viêm não cấp
11:21', 16/7/ 2004 (GMT+7)

Hội chứng viêm não cấp thường xảy ra vào mùa hè (trong năm thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10). Hội chứng này có 3 thể bệnh: viêm não virut, viêm não Nhật Bản và viêm màng não. Đây là nhóm bệnh thường có tỉ lệ tử vong hay di chứng cao nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Đến đầu tháng 7-2004, tại Bình Định chỉ có 26 trường hợp bị mắc hội chứng viêm não cấp, tập trung chủ yếu ở đối tượng trẻ em, trong đó có 2 trường hợp phát hiện bị viêm não Nhật Bản tại Phước Lộc (Tuy Phước) và Cát Hưng (Phù Cát). So với cùng kỳ năm 2003, số ca mắc hội chứng viêm não cấp tăng 3 trường hợp, không có sự biến động phức tạp như một số tỉnh phía Bắc và tỉnh Gia Lai.

Tác nhân gây bệnh có thể là vi trùng hay siêu vi trùng. Hội chứng viêm não cấp thường gặp ở trẻ em (trên 90%), độ tuổi dễ mắc bệnh là từ 2 đến 8 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở vùng nông thôn, đặc biệt là viêm não Nhật Bản. Theo nghiên cứu trên cơ sở bệnh nhi, các nhà chuyên môn đã kết luận 90% trẻ em bị mắc bệnh đều sống ở vùng nông thôn, nơi có nuôi heo và trồng lúa.

Tại Bình Định không có vùng dịch tễ viêm não như các bệnh khác. Bệnh viêm não cũng không có chương trình riêng mà chỉ nằm trong danh sách của 24 bệnh truyền nhiễm. Theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, cho đến nay các thể bệnh viêm não không có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong số các thể bệnh của Hội chứng viêm não cấp chỉ duy nhất viêm não Nhật Bản là có vacxin phòng ngừa. Do đó, công tác phòng chống bệnh ở Bình Định chủ yếu vẫn là triển khai dịch vụ tiêm ngừa viêm não Nhật Bản tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các Trung tâm y tế huyện.

Đến năm 2001, Bình Định là một trong số ít các tỉnh, thành được Bộ Y tế triển khai lồng ghép tiêm vacxin phòng ngừa viêm não Nhật Bản vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Bước đầu, ngành Y tế tỉnh đã tổ chức tiêm phòng ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi tại tất cả các xã thuộc địa bàn 3 huyện: Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và Vân Canh. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trần Biểu, Trưởng khoa Dịch tễ (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh), vì không có chương trình riêng, kinh phí lại hạn hẹp nên kế hoạch tiêm chủng ngừa viêm não Nhật Bản tại các huyện này rất khó duy trì được dài lâu.

Tiến sĩ Trịnh Quân Huấn - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết, đây là một hội chứng tương đối khó chẩn đoán ở các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, ngay cả ở bệnh viện tuyến trung ương, một số xét nghiệm chẩn đoán cũng chưa làm được. Do đó, việc xác định các thể bệnh của hội chứng não cấp hiện nay rất phức tạp. Và trên thực tế cũng chưa thể đặt ra mục tiêu thanh toán viêm não.

Ngoài giải pháp tiêm vacxin phòng viêm não Nhật Bản, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên để phòng ngừa viêm não cấp người dân nên diệt muỗi, ngủ mùng, bảo đảm vệ sinh khi ăn uống.

. L.T.H

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nóng bỏng dịch sốt xuất huyết   (15/07/2004)
Cú nén giải cảm   (15/07/2004)
Có nên uống nước lọc tinh khiết thường xuyên?  (14/07/2004)
Sử dụng thuốc nhỏ mắt có cần theo nguyên tắc?  (14/07/2004)
Giữ gìn sắc đẹp trong những ngày hè  (13/07/2004)
Thiết bị đuổi và diệt muỗi  (13/07/2004)
Rượu có thể bảo vệ xương ở phụ nữ   (12/07/2004)
Tổng thư ký LHQ kêu gọi cộng đồng quốc tế chống AIDS   (12/07/2004)
Zona tai - bệnh hay phát trong mùa hè   (11/07/2004)
Chụp ảnh khi đi du lịch  (09/07/2004)
Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà   (08/07/2004)
Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết   (07/07/2004)
Sẽ tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường trong toàn tỉnh   (07/07/2004)
Dừa - không chỉ giúp giải khát...  (06/07/2004)
Tắm biển như thế nào là tốt nhất?  (05/07/2004)