Bạn nên suy nghĩ cẩn thận trước khi thực hiện đi chụp citi (CT) hay chụp cắt lớp. Kỹ thuật hình ảnh này rất hữu dụng trong việc chẩn đoán nhiều loại bệnh, trong đó có ung thư và đột quỵ, thậm chí cả bệnh loãng xương. Nhưng chụp CT lại mang đến nhiều ẩn họa.
Nguy cơ phát triển ung thư từ một lần chiếu CT là 1/100 và trong tình trạng chiếu chụp CT tràn lan thì con số này sẽ là rất lớn. CT rọi vào cơ thể lượng bức xạ gấp 250 lần so với một lần chiếu X-quang đơn thuần. Theo một nghiên cứu gần đây của GS Howard P.Forman thuộc trường Đại học Yale về các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thì ¾ bác sĩ tại các phòng cấp cứu tại Mỹ không biết rõ khi được hỏi về lượng bức xạ của một lần chiếu chụp. Tại Anh một công trình nghiên cứu có phạm vi rộng hơn cũng khảo sát trong 130 bác sĩ về lượng bức xạ của 16 loại chiếu chụp, trong đó có cả CT - tất cả các bác sĩ đều không trả lời được.
Loại xét nghiệm hình ảnh CT phát triển từ những năm 1970. Các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân đi chụp CT để có thể chẩn đoán bệnh đúng nhất, trong đó có rất nhiều bệnh chỉ cần thực hiện các loại chiếu chụp đơn giản cũng được yêu cầu làm CT. Ngày nay chụp CT còn được dùng để chụp kiểm tra sức khỏe với số tiền chi trả không phải là nhỏ.
Hơn thế, một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một bệnh nhân tiến hành đầy đủ các lần chiếu chụp CT (mỗi bệnh nhân thường phải làm đủ ít nhất 3 lần) sẽ hấp thụ lượng bức xạ bằng các nạn nhân bom nguyên tử còn sống. Donald Frush, bác sĩ X-quang khoa Nhi trường Đại học Duke, đưa ra lời khuyên là không nên tiến hành chiếu chụp nếu không thực sự cần thiết.
. Theo Health Magazine |