Phòng bệnh lúc chuyển mùa
11:8', 21/9/ 2004 (GMT+7)

Theo các chuyên gia y tế, mùa thu - đông là thời điểm thời tiết không ổn định, nhiệt độ trong ngày thay đổi bất thường, khi nóng khi lạnh; thêm vào đó, do vừa qua một mùa hè nóng bức, cơ thể con người chưa thích nghi với không khí se lạnh của mùa thu - đông nên sức đề kháng bị suy giảm, dễ bị một số bệnh tấn công, trong đó có một số bệnh như cảm cúm, thủy đậu, zona... Đây chính là thời điểm của bệnh "giao mùa".

Bệnh viêm đường hô hấp có thể do nhiều căn nguyên, trong đó bệnh viêm đường hô hấp do vi rút có những đặc điểm như: Sốt, ớn lạnh hoặc lạnh, nhức đầu, đau toàn thân, mệt mỏi, chán ăn. Ở trẻ nhỏ, đôi khi có rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng khu trú cũng xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trong đường hô hấp hoặc là đơn thuần, hoặc là phối hợp như: Viêm mũi, viêm họng hoặc hạnh nhân, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang và phổi... Các triệu chứng thường kéo dài từ 3-7 ngày. Nếu không được điều trị đúng cách và để kéo dài, bệnh rất dễ biến chứng sang viêm xoang vi khuẩn, viêm tai giữa hoặc viêm phổi...

Trong thời điểm giao mùa này, khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp thì bệnh cúm cũng bùng phát rất nhanh. Về cơ bản, bệnh cúm giống với bệnh viêm đường hô hấp, ở trẻ em thường khó phân biệt giữa 2 bệnh này. Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và dễ bùng thành dịch, tỉ lệ mắc bệnh cao và dễ biến chứng, chủ yếu là dễ gây viêm phổi. Bệnh thường lây qua đường không khí trong quần thể đông đúc, sự lây lan có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp vì vi rút cúm có thể tồn tại nhiều giờ, đặc biệt là khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp.

Ngoài ra, trong giai đoạn giao mùa, bệnh thủy đậu và zona cũng phát triển mạnh. Thủy đậu là bệnh nhiễm vi rút cấp tính toàn thân với khởi bệnh đột ngột, sốt nhẹ, sau đó xuất hiện các nốt phỏng ở da, sau 3-4 ngày để lại các mụn vảy. Các nốt đậu thường mọc nhiều ở chỗ kín ở da đầu, hố nách, niêm mạc miệng, đường hô hấp trên và kết mạc... Nếu như thủy đậu thường gây bệnh ở trẻ nhỏ, thì zona (hay thường gọi là "giời leo") thường xuất hiện ở người lớn, biểu hiện ở các nốt ban đỏ hoặc nốt phỏng mọc dọc theo đường dây thần kinh, thường nằm về một phía, gây đau rát. Bệnh thủy đậu và zona là bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là ở giai đoạn khởi phát, đường lây nhiễm từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp, từ nước bọt và các chất tiết ra từ bộ máy hô hấp hay các chất dịch từ mụn nước nên tại các trường học, nhà trẻ, ký túc xá... Bệnh này sẽ không nguy hiểm nếu bệnh nhân đi khám bác sĩ chuyên khoa và được điều trị kịp thời.

Để phòng tránh các bệnh trên, thì việc tiêm phòng các loại vắc xin phòng chống bệnh viêm đường hô hấp là biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên, hiện nay vắc xin phòng bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu là nhập ngoại giá khá đắt, nên ít người có khả năng tiếp cận. Mặt khác, vắc xin cũng chỉ có thể có tác dụng với một týp vi rút nhất định. Chính vì vậy, việc tự phòng tránh bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Trong đó, mỗi người cần phải giữ gìn vệ sinh cơ thể và nơi ở, phòng ở phải thoáng khí nhưng không được để gió lùa; ăn uống hợp vệ sinh và đủ chất; không để cơ thể phải chịu nóng - lạnh đột ngột khi thời tiết chuyển gió. Khi bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

. Theo Hanoinet

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Làm đẹp... bằng tắm   (20/09/2004)
Những điểm cần lưu ý khi chọn mua bánh trung thu  (19/09/2004)
Đèn trung thu truyền thống được ưa chuộng   (17/09/2004)
Ảnh hưởng của dược phẩm trên gan, thận  (17/09/2004)
Đừng để con là "cậu ấm cô chiêu"   (16/09/2004)
Củ nghệ có tác dụng diệt khối u ung thư   (16/09/2004)
Những điều cần biết khi sử dụng tivi   (15/09/2004)
Chọn bàn để máy vi tính  (14/09/2004)
5 cách chữa bệnh bằng mật ong  (13/09/2004)
Để có chiếc xe nôi phù hợp trẻ em  (12/09/2004)
Hôn nhân chớ có vội vàng   (10/09/2004)
Bệnh viêm mũi dị ứng   (09/09/2004)
Vài cách chữa đau đầu đơn giản   (09/09/2004)
Để hạnh phúc lứa đôi luôn bền vững   (08/09/2004)
Mối liên quan giữa chứng viêm mãn tính và bệnh ung thư   (08/09/2004)