19 cách làm giảm áp lực tâm lý
10:52', 22/9/ 2004 (GMT+7)

Để được nhẹ nhõm, bạn đừng tính toán trong những vấn đề phi nguyên tắc, đừng vướng víu vào những chuyện vụn vặt. Với điều không tiện trả lời, cứ coi như không hiểu; với chuyện không hay, cứ xem như không biết, lấy sự hồ đồ trong thông minh để hóa giải áp lực.

1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái.

2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp.

3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên.

4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.

5. Khi làm hỏng việc, cần nghĩ rằng ai cũng có thể phạm sai lầm, vì vậy hãy quên chuyện đó đi và tiếp tục công việc bình thường.

6. Khi gặp đau khổ, bạn có thể hét thật to hoặc khóc thành tiếng ở một nơi vắng vẻ; đây là một phương pháp giảm bớt áp lực bên trong cơ thể.

7. Đem lòng tốt giúp người, nhất định không để oán hận trong lòng.

8. Nên có suy nghĩ: "Trên đời không có gì tận thiện tận mỹ, tôi đã cố gắng rồi, tốt hơn càng hay, không tốt cũng không phải là lỗi của mình".

9. Học cách thư giãn, đối với công việc, phải biết cách sắp xếp, trù tính hợp lý, kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, sống thanh thản.

10. Học cách lánh mặt ở những nơi không cần thiết, những hoạt động rối ren phức tạp, thoát khỏi những mệt mỏi và lộn xộn do một số người mang lại.

11. Không sợ thừa nhận năng lực bản thân có hạn, học cách nói "không" với một số người trong những lúc thích hợp.

12. Lúc đêm khuya thanh vắng, hãy để cho lòng mình được thật sự yên tĩnh, khẽ khàng nói chuyện với bản thân, sau đó dần dần đi vào giấc ngủ.

13. Từ từ hòa vào nhịp điệu cuộc sống, sắp xếp thời gian nhàn rỗi vào chương trình làm việc hằng ngày.

14. Hòa mình với thiên nhiên, biết bằng lòng với những gì đang có và niềm vui thường ngày.

15. Bình tĩnh xử lý các vấn đề phức tạp, điều này sẽ giúp nhiều cho việc giảm áp lực lo lắng.

16. Viết thư cho người thân, bạn bè lâu ngày không liên lạc, không những để thổ lộ những cảm nhận của mình mà còn tạo cho người khác niềm vui bất ngờ khi nhận thư.

17. Khi bạn cảm thấy bất lực trong việc thay đổi hiện trạng, nên nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác. Đứng trước những vấn đề làm bạn khó xử, hãy tiến hành phân tích, sau đó tìm ra một phương pháp giải quyết thích hợp nhất.

18. Mỗi khi bực bội, bất an, hãy mở to mắt nhìn về một nơi xa, xem ở đó có những cảnh tượng đặc biệt gì.

19. Những ngày trước đây đều đã qua đi, vậy những ngày sau này cũng nhất định sẽ qua đi bình yên. Hãy học thuộc câu cách ngôn "Xe đến trước núi tất có đường đi".

. Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phòng bệnh lúc chuyển mùa   (21/09/2004)
Làm đẹp... bằng tắm   (20/09/2004)
Những điểm cần lưu ý khi chọn mua bánh trung thu  (19/09/2004)
Đèn trung thu truyền thống được ưa chuộng   (17/09/2004)
Ảnh hưởng của dược phẩm trên gan, thận  (17/09/2004)
Đừng để con là "cậu ấm cô chiêu"   (16/09/2004)
Củ nghệ có tác dụng diệt khối u ung thư   (16/09/2004)
Những điều cần biết khi sử dụng tivi   (15/09/2004)
Chọn bàn để máy vi tính  (14/09/2004)
5 cách chữa bệnh bằng mật ong  (13/09/2004)
Để có chiếc xe nôi phù hợp trẻ em  (12/09/2004)
Hôn nhân chớ có vội vàng   (10/09/2004)
Bệnh viêm mũi dị ứng   (09/09/2004)
Vài cách chữa đau đầu đơn giản   (09/09/2004)
Để hạnh phúc lứa đôi luôn bền vững   (08/09/2004)