Để hơi thở thơm tho
12:5', 27/9/ 2004 (GMT+7)

Đôi khi hơi thở chúng ta có vấn đề nhưng bản thân mỗi người thường khó tự nhận ra. Hoặc khi đã biết chắc mình mắc chứng hôi miệng, không phải ai cũng có cách khắc phục đúng để lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.

Vệ sinh răng miệng kém được coi là nguyên nhân chủ yếu gây chứng hôi miệng. Thức ăn thừa giắt ở kẽ răng, bám ở lưỡi sẽ tạo mùi rất khó chịu. Khi ăn các gia vị như hành, tỏi hoặc hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu... hơi thở cũng rất nặng mùi.

Ngoài nguyên nhân ăn uống và vệ sinh, hơi thở hôi còn do các bệnh răng lợi, các bệnh đường tiêu hóa... Và cách tốt nhất để bảo vệ hơi thở, theo các nha sĩ là giải quyết triệt để mọi nguyên nhân.

Tiêu diệt các tác nhân gây hôi miệng:

- Xỉa răng và đánh răng ngay sau bữa ăn, súc miệng kỹ bằng nước khử mùi (có bán nhiều trên thị trường) là cách tốt nhất để loại bỏ những "tồn dư" không mong muốn trong miệng.

- Dùng chỉ nha khoa làm sạch các lỗ răng, cách làm như sau: lấy đoạn chỉ dài khoảng 20cm, quấn qua ngón tay giữa và giữ hai đầu chỉ bằng hai ngón trỏ và cái. Lần lượt đưa vào vệ sinh từng kẽ răng bằng cách đưa chỉ lên xuống, tuyệt đối không kéo chỉ ngang.

- Vệ sinh lưỡi bằng cách cạo lưỡi hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn ở các mảng bám trên lưỡi cũng là biện pháp rất cần thiết để giải quyết chứng hôi miệng.

- Chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách tốt để giữ gìn hơi thở. Nếu ăn ít hoa quả, ít rau tươi, ăn kiêng không hợp lý và uống ít nước sẽ dẫn đến hiện tượng táo bón. Các chất độc bên trong cơ thể sẽ thông qua miệng đi ra ngoài làm chứng hôi miệng càng thêm nặng. Vì vậy một chế độ ăn phong phú nhiều rau quả, ăn nhiều đồ ăn mát, uống nhiều nước... vừa giữ cho cơ thể khỏe mạnh đủ chất lại có tác dụng phòng bệnh táo bón, phòng bệnh hôi miệng hữu hiệu.

- Những người bị bệnh dạ dày như viêm, loét dạ dày, dư acid rất dễ bị chứng hôi miệng. Điều trị bệnh ở dạ dày rất mất thời gian, vì thế để hạn chế bớt mùi hôi của hơi thở người bệnh lưu ý không ăn các thức khó tiêu, các loại thức ăn kích ứng dạ dày, thức ăn nhiều dầu, quá nóng hoặc quá lạnh. Và thường xuyên sử dụng nước súc miệng.

- Các bệnh trong khoang miệng như sâu răng, bệnh về nướu, nhiệt, viêm lợi, lở loét... là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây hôi miệng. Cách đơn giản nhất để phòng các bệnh này là súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng và xử lý triệt để bệnh ngay khi phát hiện những biểu hiện đầu tiên.

. Theo Sức khỏe & Đời sống

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trứng gà giúp phòng bệnh mù lòa  (26/09/2004)
Nối tóc: Phép thuật mới trên mái tóc   (24/09/2004)
Trẻ em, thanh thiếu niên và bệnh tim   (24/09/2004)
Ma men làm "rầu" hạnh phúc   (23/09/2004)
Bổ sung vitamin sẽ hạn chế sự tăng cân   (23/09/2004)
19 cách làm giảm áp lực tâm lý   (22/09/2004)
Phòng bệnh lúc chuyển mùa   (21/09/2004)
Làm đẹp... bằng tắm   (20/09/2004)
Những điểm cần lưu ý khi chọn mua bánh trung thu  (19/09/2004)
Đèn trung thu truyền thống được ưa chuộng   (17/09/2004)
Ảnh hưởng của dược phẩm trên gan, thận  (17/09/2004)
Đừng để con là "cậu ấm cô chiêu"   (16/09/2004)
Củ nghệ có tác dụng diệt khối u ung thư   (16/09/2004)
Những điều cần biết khi sử dụng tivi   (15/09/2004)
Chọn bàn để máy vi tính  (14/09/2004)