Thứ ba, ngày 13/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Lễ hội Đổ Giàn ở An Thái
16:32', 12/10/ 2004 (GMT+7)

Mảnh đất An Thái xã Nhơn Phúc (An Nhơn) từng nổi tiếng là cái nôi võ Bình Định, cũng là nơi có nhiều gia đình người Hoa sinh sống, đan xen với cộng đồng người Việt, làm cho đời sống văn hóa người dân vùng đất này thêm phong phú.

Để không ngừng nâng cao võ thuật cho các phái võ, ở vùng này không những thường tổ chức đấu võ đài, mà còn có hình thức cao hơn là tổ chức Lễ hội Đổ Giàn do một số dòng họ người Hoa lĩnh xướng. Chùa Ngũ Bang Hội Quán là nơi diễn ra lễ hội Đổ Giàn, từ ngày rằm đến 16 và 17 tháng 7 âm lịch (4 năm tổ chức một lần).

Cụ Tạ Chương Phát, năm nay 76 tuổi, kể lại diễn biến lần tổ chức lễ hội Đổ Giàn sau cùng, lúc ấy cụ đã 16 tuổi. Về phần lễ, khoảng 2-3 giờ sáng rằm là bắt đầu lễ rước nước, lấy từ sông Kôn, cách vài ba cây số về phía thượng nguồn ở đoạn sông sâu, nước trong sạch nhất. Nước được chứa trong cái chum đất mới sạch sẽ để trên kiệu hoa gọi là Long Đình, có cờ phướn, nhạc, chiêng trống… Ban lễ đưa nước về dâng lên bàn thờ Phật trong chánh điện và các bàn thờ hai bên tả hữu. Mờ sáng ngày rằm là tiến hành lễ rước Phật, có chiêng trống, cờ phướn, học trò gia lễ đi hai bên kiệu hoa, đi giữa là ban lễ. Xuất phát từ chùa Hội Quán lần lượt đi hết các chùa của người Hoa trong phố và đến chùa Phổ Tịnh là chùa Phật để làm lễ rước Phật, thỉnh kinh, thỉnh thầy. Hai bên dãy phố, nhà nào cũng thiết hương án, lễ vật trước sân, khi đoàn rước Phật đi ngang thì chủ nhà ra cắm hương trên kiệu hoa. Bắt đầu khai lễ tại chánh điện là làm thủ tục cung nghinh chức sự (chủ sám, kinh sư, công văn, thuyết pháp…) và trình tự khai kinh, niệm kinh, tụng kinh, trai đàn và cúng chẩn diễn ra suốt 3 ngày đêm.

Phần hội được chuẩn bị khá công phu, tốn kém. Cụ Thái Giáo Thông, 72 tuổi, mô tả: Một khán đài (giàn) bằng gỗ và tre được dựng lên trước cổng chùa. Giàn cao hơn 2 mét, chiều rộng mỗi bề khoảng 4 mét đủ đặt hương án, lễ vật gồm tam sanh (heo, bò, dê) và hoa quả, đứng cúng trên giàn lễ chỉ có ban lễ và học trò gia lễ, áo mão theo từng chức sự của nghi thức.

Tối rằm là làm lễ phóng đăng, phóng sanh (chim, cá) ở giữa sông Kôn; múa lân và hát bội; 3 đêm liền nhà nào cũng thắp đèn lồng rực sáng cả phố chợ và hương án trước nhà. Trước sân chùa có dựng một ngôi nhà tạm lắp ghép bằng gỗ được làm sẵn, xong lễ hội là xếp lại đến kỳ sau lại dựng lên. Khách thập phương xa gần đến dự lễ hội, kể cả người hành khất đều được vào nhà tạm ăn uống, nghỉ ngơi. Thời đó, ở An Thái nhiều người Hoa giàu có nên khả năng đóng góp cho lễ hội rất lớn.

Trong phần hội quan trọng nhất là Đổ Giàn, sau 2 ngày 16 và đến trưa 17 là hoàn mãn, đúng giờ mùi (khoảng 13 giờ) là lên Giàn chẩn. Ba hồi chiêng, trống vừa dứt là Đổ Giàn. Võ sĩ từ các võ đường bên này, bên kia sông Kôn được tề tựu trước, bắt đầu ra tay giật phướn, giật heo… Hầu như Đổ Giàn năm nào phần thắng cũng thuộc về các võ sĩ An Thái, vì bản lĩnh võ công và vì lợi thế "sân nhà". Vì tinh thần thượng võ nên các trường phái võ thắng không kiêu, bại không nản.

Ngót 60 năm rồi, lễ hội Đổ Giàn chưa có dịp khôi phục lại như xưa. Sang năm 2005 (năm Dậu) đúng chu kỳ tổ chức lễ hội, Sở Văn hóa Thông tin Bình Định đang phối hợp với địa phương khảo sát, chọn lọc tư liệu để xây dựng đề án, dàn dựng kịch bản chuẩn bị khôi phục lễ hội Đổ Giàn. Một lễ hội có ý nghĩa tôn vinh tinh thần thượng võ trên miền đất võ An Thái, đã từng góp phần quan trọng trong lịch sử chống ngoại xâm để cho "Quốc thái - Dân an", làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của quê hương Bình Định.

. Trần Duy Đức

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo và hết)   (07/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (05/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (03/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (29/09/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi)   (27/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản   (23/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản   (21/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản  (19/09/2004)
Võ cổ truyền: Nét đẹp muôn đời của người Bình Định  (17/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản  (15/09/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Thảo thất bộ  (12/09/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Phương pháp tập phối hợp tay, chân   (09/09/2004)
Phương pháp tập luyện về tay (tiếp theo)   (05/09/2004)
Phương pháp tập luyện về tay   (03/09/2004)
Tập Ngũ Hành Chân (Cước pháp)  (31/08/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn