Thứ hai, ngày 12/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Lò võ An Thái
15:45', 7/11/ 2004 (GMT+7)

Ở đất Bình Định, ai mà chẳng nghe câu: "Roi Thuận Truyền, quyền An Thái" hoặc "Trai An Thái, gái Thuận Truyền". Câu nói ấy thể hiện một đặc điểm của An Thái, ấy là một lò võ lớn nổi tiếng của miền quê này. Trai gái đều giỏi giang võ thuật như nhau.

An Thái gồm 7 thôn lớn và một thị tứ, thuộc xã Nhơn Phúc, huyện An Nhơn. Nhân dân ở đây sống chủ yếu bằng trồng lúa, trồng mía, kéo mật làm đường và các nghề thủ công như dệt vải lụa, nhuộm the và buôn bán nhỏ. An Thái gần sông Côn, gần đường hàng huyện lại có thị tứ nên việc buôn bán rất nhộn nhịp. "Nhất cận thị, nhị cận giang" là vậy. Đầu thế kỷ XVII, nhiều người Hoa lánh nạn trong cuộc "phản Thanh phục Minh", lưu lạc đến đây sinh cơ lập nghiệp. Họ giỏi buôn bán và các nghề thủ công nên việc làm ăn của dân địa phương cũng nhờ thế mà phát triển.

Lò võ An Thái gồm 4 nhánh: Bình Sơn, Hải Sơn, Quách Cang, Hồ Hoành. Nhân dân An Thái từ già đến trẻ, từ trai đến gái hầu như đều giỏi võ. Thủa xưa nơi đây còn gần rừng núi và hoang vắng, lại loạn lạc giặc giã nhiều, nên ai cũng thi nhau luyện tập để có sức khỏe chống trộm cướp, chống thú dữ và bảo vệ làng xóm.

Phái võ Bình Sơn ở Thắng Công duy trì được những ngón bí truyền của võ Việt và kết hợp với võ Tàu của người Hoa. Ba phái kia thì thuần dạy võ Tàu, sau có kết hợp với võ Việt cho thêm phong phú.

Mỗi dịp Tết đến, nhân dân An Thái có trò chơi "phá giàn tranh heo" để thi thố sức khỏe và sự nhanh nhẹn của các võ sĩ. Những người dự thi đứng chung quanh giàn, chờ người trưởng trò chặt đứt dây giữ giàn buộc con heo quay rơi xuống. Người dự thi phải dùng mọi thủ pháp, miếng võ, sức mạnh và sự nhanh nhẹn để đoạt bằng được con heo. Ai tranh được, vác chạy một mạch về thôn mình là thắng cuộc, được mọi người tôn vinh và trọng nể.

Thủa xưa, thày giáo Trương Văn Hiến từ xứ Nghệ lưu lạc vào đất An Thái. Thày ra mắt dân làng bằng một pha ngoạn mục: nửa đêm thày dùng võ nghệ đánh tan bọn cướp lớn trên sông Côn. Dân làng mến phục, kính trọng, giúp thày mở lò dạy võ. Thày tận tâm truyền dạy võ nghệ cho con em họ. Người theo học rất đông. Anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cũng đến Thắng Công học văn, học võ thày Hiến và làm nên sự nghiệp vĩ đại. Các học trò khác của thày Hiến đều là những chiến binh dũng cảm của nghĩa quân Tây Sơn.

An Thái nay là một trong bốn trung tâm dân cư, là "cụm văn hóa" của huyện An Nhơn. Lò võ An Thái vẫn được duy trì và phát triển. Nhiều võ sinh nhỏ tuổi ngày ngày học tập, rèn luyện sức khỏe để góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước.

. Nguyễn Văn Chương

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đất võ trời văn (tiếp theo và hết)  (21/10/2004)
Đất võ trời văn (tiếp theo)   (20/10/2004)
Đất võ trời văn  (19/10/2004)
Nơi định danh là Miền đất võ   (19/10/2004)
Roi Kinh, quyền Bình Định   (13/10/2004)
Lễ hội Đổ Giàn ở An Thái  (12/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo và hết)   (07/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (05/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (03/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (29/09/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi)   (27/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản   (23/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản   (21/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản  (19/09/2004)
Võ cổ truyền: Nét đẹp muôn đời của người Bình Định  (17/09/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn