Thứ hai, ngày 12/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Lão võ sư Lâm Ngọc Phú: Một đời đam mê nghiệp võ
10:58', 29/12/ 2004 (GMT+7)

Năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng trông lão võ sư Lâm Ngọc Phú vẫn còn rất khỏe mạnh và đặc biệt, mỗi khi có ai "chịu" hầu chuyện cụ về võ học là cụ có thể nói say sưa và rồi có thể bước ra sân đi vài bài quyền để minh họa mà chẳng thấy mệt.

Lão võ sư Lâm Ngọc Phú với bài biểu diễn binh khí song kiếm

Sinh ra và lớn lên ở vùng nổi tiếng về "quyền"- làng Thắng Công, thôn An Thái - từ nhỏ lão võ sư Lâm Ngọc Phú đã được cha của mình là cố võ sư Lâm Đình Thọ - hiệu là Hương Kiểm Lài, dốc tâm dạy hết những chiêu thức, ngón đòn gia truyền. Vốn ham mê võ và sáng dạ nên võ sư Lâm Ngọc Phú không những học hết "nghiệp võ" của cha mà còn biết cách triển khai thêm cho tốt hơn.

Thời thanh niên của võ sư Lâm Ngọc Phú gắn liền với sàn đài và những trận đấu. Ông cười: "Thời đó, lên đài thi đấu là vì trọng danh dự và có thể kiếm tiền thưởng qua những lần thắng trận…". Đến năm 1971, khi ấy Lâm Ngọc Phú đã 35 tuổi,  quyết định thượng đài một lần cuối cùng để "lấy cái bằng cấp". Lần ấy, Lâm Ngọc Phú gặp một võ sĩ thuộc phái Kít Đông Xay ở miền Nam ra. Lúc thượng đài,  suốt cả hiệp đấu đầu tiên, Lâm Ngọc Phú luôn tìm cách né đòn và quan sát đối thủ. Khi biết đối thủ rất giỏi "đòn chân" nên giờ nghỉ giải lao ông đã nghĩ ra đòn để triệt. Bước vào hiệp 2, khi đối thủ vừa tung chân ra đòn, ông dùng thế "mạnh lương đoạt mã", mà theo cách gọi dân gian là "hốt ngựa", quăng đối phương vào góc sàn đài, đồng thời bay đến đánh 1 đòn quyết định vào khuỷu tay của đối phương khiến anh này bỏ cuộc chấp nhận thua. Sau trận thắng này, ông đã được cấp bằng võ sư và được phép mở lò dạy võ với hiệu là Bình Sơn.

Trò chuyện với chúng tôi, lão võ sư Lâm Ngọc Phú cười: "Nhiều người thắc mắc là tại sao tôi lại lấy hiệu Bình Sơn, nghĩa là núi bằng? Thật ra Bình là Bình Định, Sơn ở đây là Tây Sơn vì chúng ta là người Bình Định, có nguồn gốc võ là Tây Sơn…".

Cho đến nay, đã không biết bao đệ tử, võ sinh đã theo học ở Bình Sơn và đã có không ít trong số này giờ cũng đã trở thành võ sư, mở lớp truyền dạy lại cho đời sau. Ông tâm sự: "Ngày xưa, các võ sư thường hay giữ lại cho mình một thế võ bí truyền và chỉ dạy lại cho con hoặc những đồ đệ tâm phúc, nhưng với tôi thì không bao giờ tôi làm như vậy, có bao nhiêu, dạy cho học trò bấy nhiêu, chỉ sợ học trò học không nổi thôi chứ tôi chẳng bao giờ giữ miếng làm gì, cả đời tôi đeo đuổi nghiệp võ và cho đến giờ này tôi vẫn đam mê nó, tôi muốn truyền sự đam mê và cả cái nghiệp võ học mà tôi có được cho đời sau…".

. Công Tâm

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
"Hùm xám miền Trung"  (07/12/2004)
Võ Tây Sơn - Bình Định   (30/11/2004)
Sách võ từ một ngôi chùa  (25/11/2004)
Võ cổ truyền   (24/11/2004)
Lò võ An Thái   (07/11/2004)
Đất võ trời văn (tiếp theo và hết)  (21/10/2004)
Đất võ trời văn (tiếp theo)   (20/10/2004)
Đất võ trời văn  (19/10/2004)
Nơi định danh là Miền đất võ   (19/10/2004)
Roi Kinh, quyền Bình Định   (13/10/2004)
Lễ hội Đổ Giàn ở An Thái  (12/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo và hết)   (07/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (05/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (03/10/2004)
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)   (29/09/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn