Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định:
Tập Ngũ Hành Chân (Cước pháp)
18:1', 31/8/ 2004 (GMT+7)

Khi tập luyện võ công, ta thường nghe: "Quyền ba, cước bảy". Từ đó, ta có thể nhận thấy rõ công dụng của "Ngũ Hành Chân". Xét về chiều dài, chân phải dài hơn tay. Do đó, phải luyện tập "Ngũ Hành Chân" cho thuần thục và công phu.

1. Ngọn Kim: (Tập đạp)

Đứng "Ngựa Kim Kê" hay "Bát Quái". Thủ quyền lên trước, co chân trước lên, gối cao hơn vế, mình nghiêng về phía sau, phóng chân đạp ra. Lực phát ra dồn ở gót chân. Đặt chân trước xuống đất, rút gối chân sau, xoay người đưa ra phía trước, nghiêng người, phóng chân đạp ra. Cứ thế ta tập liên hoàn. Hai tay thủ quyền, không dang ra.

2. Ngọn mộc:

Tập gạt chân từ trên xuống dưới. Đứng "Ngựa Kim Kê", đưa chân trước lên hơi xéo về phía trước bụng, dừng ở độ cao thích hợp, phát lực gạt chân xuống. Lựa phát ra, dồn ở gót chân và phải luyện đều hai chân.

3. Ngọn Thủy:

Tập đá trước, từ dưới lên. Đứng "Ngựa Kim Kê", gối chân sau rùn thấp, đá tước chân trước lên. Chấm chân trước xuống đất, dồn trọng lượng về chân trước, gối chân trước rùn xuống thấp, đá tước chân sau lên và cứ thế tập liên hoàn. Nên nhớ lực phát ra dồn ở hai gót chân, tay quyền thủ kín.

4. Ngọn Hỏa:

Tập rút chân về, tập bỏ chân tránh né. Đứng "Ngựa Kim Kê", rút gối thủ đòn, hoặc xê dịch chân tránh sang phải hoặc trái, hoặc triển chân, đưa người về phía sau, tay quyền thủ kín, tập đều hai bên.

5. Ngọn Thổ:

Tập đạp gót chân hay bàn chân xuống đất, hoặc găm gối xuống đất. Đứng "Ngựa Kim Kê", thủ quyền, chân trước rút gối cao hơn vế, phóng chân đạp xuống đất. Lực phát ra dồn ở gót chân hay cạnh bàn chân, tiếp đến tập chân sau và tập liên hoàn.

- Tập Di chuyển Ngựa: Di chuyển "ngựa" tức là tập cách hoán vị "ngựa" để thích nghi trong tập luyện và chiến đấu. Di chuyển "ngựa" có nhiều cách. Ở đây, ta tập một vài cách đơn giản.

1. Di chuyển theo Ngựa Biên (2 điểm)

Đứng "Ngựa Kim Kê" hay "Bát Quái". Thủ quyền chỉnh về phía trước. Khi tập, ta đưa bàn chân sau (B) đến vị trí bàn chân trước (A) và bàn chân trước (A) bỏ vào vị trí bàn chân sau (B). Cứ thế, ta tập liên tục và tập từ chậm đến nhanh dần lên.

2. Di chuyển theo Ngựa Tứ Bình: (4 điểm)

Đứng "Ngựa Kim Kê" hay "Bát Quái", chân trái trước, chân phải sau, bàn chân trái trước là điểm A, bàn chân phải sau là điểm B. Khi tập xê dịch, ta đưa B lên B' và A xuống A', và ngược lại A' lên A, và B' xuống B. Cứ thế ta tập đến khi thuần thục. Trong khi tập, tay quyền vẫn thủ.

3. Di chuyển theo Ngựa Ba Chân Hổ: (3 điểm)

Đứng "Ngựa Bát Quái" hay "Kim Kê", chân trái trước, chân phải sau, chân sau hơi xê qua bên mặt độ 5 cm, bàn chân trái là A, bàn chân phải là B. Khi tập di chuyển, ta đưa B lên C và A xuống B rồi ngược lại B lên A và C xuống B. Cứ thế, tập di chuyển cho thuần thục trên ba đỉnh của một đỉnh của một hình tam giác BCA rồi BAC.

. Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phương pháp luyện tập đôi chân và đôi tay trong môn quyền  (29/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Nhãn pháp và Khí pháp  (26/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp (tiếp theo)   (23/08/2004)
Cây đại thụ đất võ Tây Sơn  (22/08/2004)
Phương pháp chữa trị chấn thương, không dùng thuốc võ   (15/08/2004)
Y học trong võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)   (13/08/2004)
Y học trong võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)   (13/08/2004)
Y học trong võ cổ truyền Bình Định   (09/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định   (30/07/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định  (28/07/2004)
Võ thuật Bình Định (tiếp theo)  (25/07/2004)
Võ thuật Bình Định  (22/07/2004)
Võ đạo của võ cổ truyền Bình Định   (21/07/2004)
Võ lý của Võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)   (20/07/2004)
Võ lý của võ cổ truyền Bình Định   (19/07/2004)