Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Thảo thất bộ
15:53', 12/9/ 2004 (GMT+7)

Thảo gồm bảy bộ giống nhau, được phân ra để đánh: Mặt trước ba bộ, mặt sau ba bộ, về mặt trước đánh thêm một bộ; mỗi bộ gồm bốn ngọn: Chần, Đâm, Móc, Hắt Giật.

a) Những động tác "bái tổ"

Những động tác "bái tổ" ở "thảo thất bộ" có kèm theo cách hít thở khởi đầu của môn nội công. Cần chú ý luyện tập hít thở cho đều:

- Trụ "Ngựa Tứ Bình", hai tay thủ ngửa ngang hông. Mắt nhìn thẳng ra phía trước

- Kẹp sát hai nách, từ từ đưa hai nắm quyền lên, vừa đưa lên mũi vừa hít vào (chú ý: răng hàm cắn sát, môi khép lại, đầu lưỡi tựa vào chân răng hàm trên, hít vào thở đều bằng mũi) và dừng lại khi hai nắm quyền tới hai chân mày (xem ảnh H.2)

- Bây giờ cong hai mu bàn tay đổi lại, từ từ đâm thẳng hai nắm quyền xuống đất và từ từ thở ra, dừng lại khi hai nắm quyền tới hạ bộ (xem ảnh H.3).

- Tay tới hạ bộ, xoay đầu hai nắm quyền vào bụng đẩy ngược lên, vừa đẩy lên, vừa hít vào, ta dừng lại khi hai tay thẳng ở trước.

- Hai cánh tay ép sát lại, từ từ rút về, thủ quyền ngang hông, vừa rút quyền về, vừa thở ra.

b) Ba bộ mặt trước:

- Bộ một: Ở tư thế "Ngựa Tứ Bình", bàn chân trái xoay ngang theo chiều vai trái, chân phải bước lên một bước, đứng theo "ngựa kim kê", tay phải chần từ trái sang phải.

Kế tiếp tay trái đâm quyền thẳng ra, tay phải lại giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.

Bây giờ tay phải lại móc "ngọn thủy" lên, đồng thời cổ tay phải tì sát với cổ tay trái.

Ở tư thế này phải bắt nắm quyền tới phía trước, tay trái giật chỏ về sau và thủ quyền ngang hông.

- Bộ hai: Bàn chân trái đưa lên thế chỗ bàn chân phải, bàn chân phải chuồi về sau thế chỗ bàn chân trái, đồng thời tay trái "chần" xuống từ mặt chân trái, tay phải rút về thủ ngang hông.

Tiếp đến tay phải lại đâm "ngọn kim" ra, tay trái giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.

Tiếp đến tay trái móc "ngọn thủy" lên, đồng thời cổ tay trái ép sát cổ tay phải.

Ở tư thế đó, tay trái hắt nắm quyền ra trước, tay phải giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.

- Bộ ba: Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái và bàn chân trái lui về sau thế chỗ bàn chân phải, đồng thời chân phải "chần" xuống từ trái sang phải, tay trái giật chỏ về sau, thủ quyền ngang hông.

Tay trái lại đâm thẳng quyền ra, tay phải rút về thủ quyền ngang hông.

Tay phải lại móc "ngọn thủy" lên, chéo quyền với tay trái.

Tiếp đến tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau. Thủ quyền ngang hông.

Đánh xong bộ ba, ta xoay người về phía sau theo chiều vai trái. Hai tay quyền vẫn thủ theo, ta chỉnh lại, đứng theo "ngựa kim kê".

c) Ba bộ mặt sau:

- Bộ một: Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái, bàn chân trái rút về sau thế chỗ bàn chân phải, đồng thời, tay phải "chần" xuống, tay trái rút về thủ quyền ngang hông.

Tay trái lại đâm quyền thẳng ra, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

Tay phải lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay trái.

Bây giờ tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

- Bộ hai: Bàn chân trái đưa lên thế chỗ bàn chân phải, chân phải rút về thế chỗ chân trái, đồng thời tay trái "chần" xuống, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

Tay phải lại đâm thẳng quyền ra, tay trái lại giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

Tay trái lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay phải.

Bây giờ tay trái hắt nắm quyền ra trước, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

- Bộ ba: Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái, chân trái rút về thế chỗ chân phải, đồng thời tay phải "chần" xuống, tay trái rút về về sau thủ quyền ngang hông.

Tay trái lại đâm thẳng quyền ra, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

Tay phải lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay trái.

Tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

Đánh xong bộ ba ở mặt sau, ta xoay người sau theo chiều vai trái trở lại mặt trước, tay vẫn thủ quyền, chỉnh lại tư thế đứng theo "ngựa kim kê".

d) Bộ thứ bảy ở mặt trước:

Bàn chân phải đưa lên thế chỗ bàn chân trái, chân trái rút về thế chỗ chân phải, đồng thời tay phải "chần" xuống, tay trái rút về về sau thủ quyền ngang hông.

Tay trái lại đâm thẳng quyền ra, tay phải giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

Tay phải lại móc tiếp "ngọn thủy" lên và áp sát tay trái.

Sau đó, tay phải hắt nắm quyền ra trước, tay trái giật chỏ về sau thủ quyền ngang hông.

e) Những động tác bái tổ:

Chân phải rút ngựa về sau, theo ngựa kim kê, tay trái thủ ra trước, tay phải rút về thủ ngang hông, hạ ngựa xuống, vế ngang gối, mắt nhìn về trước, bái tổ.

. Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Phương pháp tập phối hợp tay, chân   (09/09/2004)
Phương pháp tập luyện về tay (tiếp theo)   (05/09/2004)
Phương pháp tập luyện về tay   (03/09/2004)
Tập Ngũ Hành Chân (Cước pháp)  (31/08/2004)
Phương pháp luyện tập đôi chân và đôi tay trong môn quyền  (29/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Nhãn pháp và Khí pháp  (26/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp (tiếp theo)   (23/08/2004)
Cây đại thụ đất võ Tây Sơn  (22/08/2004)
Phương pháp chữa trị chấn thương, không dùng thuốc võ   (15/08/2004)
Y học trong võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)   (13/08/2004)
Y học trong võ cổ truyền Bình Định (tiếp theo)   (13/08/2004)
Y học trong võ cổ truyền Bình Định   (09/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định   (30/07/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định  (28/07/2004)
Võ thuật Bình Định (tiếp theo)  (25/07/2004)