Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định:
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi) (tiếp theo)
17:57', 29/9/ 2004 (GMT+7)

Nhóm 2: Tập: BÁT, BẮT, TRIỆT,CHẬN.

* Tập một đầu (đầu roi) (tập đơn):

a) Bát (đơn): Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái roi ở trước hạ đầu roi xuống rồi "bát" từ dưới lên và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

b) Bắt: Đứng "chong roi" theo tư thế, tay trái kéo đầu roi sang bên trái, đồng thời "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi (xem ảnh H.15). Ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

c) Triệt: Đứng theo cách "chong roi" ở tay trái nắm đầu roi ở trước, chỉ đầu roi xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều roi chỉ đốc roi lên trời. Ở tư thế này, hai tay "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

d) Chận: Ở tư thế giữ y bộ vị, tay trái chận roi ra phía dưới và từ trái sang phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

* Tập cả hai đầu (tập đầu roi và đốc roi) (tập kép):

a) Bát (kép): Đứng "chong roi" theo tư thế tay phải nắm roi ở sau, hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi ở trước theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "bát" đốc roi từ dưới lên, và từ phải qua trái thẳng về phía trước.

Ở bộ vị, tay trái tiếp tục hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái, "bắt" roi từ dưới lên và từ trái qua phải thẳng về phía trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

b) Bắt: Ở bộ vị, tay trái nắm phần đầu roi ở trước hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm phần đốc roi ở sau "bắt" thẳng roi từ sau ra trước và từ trên xuống.

- Ở bộ vị, tay phải hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái "bắt" đầu roi từ sau ra trước, và từ trên xuống. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

c) Triệt: Ở bộ vị, tay trái hạ đầu roi chỉ xuống đất, tay phải theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "triệt" roi về sau và từ phải sang trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

d) Chận: Ở bộ vị, tay trái nâng đầu roi chỉ lên trời, tay phải nắm roi theo chiều đốc roi chỉ xuống đất. Ở tư thế này "chận" đốc roi từ sau ra trước và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi (xem ảnh H.22). Cứ thế ta tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

Nhóm 3: Tập: HOÀNH, KHẮC, LẮC, TÉM.

(Riêng nhóm 3 theo liên hoàn, kết hợp động tác hoành khắc, hoành lắc, hoành tém)

a) Tập hoành khắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bộ ngang qua bên trái một bước đồng thời tay trái "khắc" đầu roi từ trên xuống và từ trái qua phải. Sau đó, thu ngựa roi về vị trí cũ. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi, và tập nhiều lần cho mỗi lần tập.

Tiếp đến ta tập chân trái ở trước bộ ngang qua phía bên phải đồng thời tay trái ở trước "bắt" đầu roi từ trên xuống và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó, thủ ngựa roi về như cũ. Và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

b) Tập hoành lắc: Đứng "chong roi" theo tư thế chân trái ở trước bổ ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất "lắc" từ trái qua phải và từ sau ra trước. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó, thu ngựa về như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

Tiếp đến, ta tập chân trái ở trước bỏ ngang qua bên phải một bước, đồng thời tay trái cắm đầu roi chỉ xuống đất, "lắc" ngược lại từ trước ra sau và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ, và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

c) Tập hoành tém: Đứng "chong roi" theo tư thế chân phải ở sau, bước ngang qua bên phải một bước đồng thời tay phải ở sau hạ đầu đốc roi chỉ xuống đất, tay trái nắm roi theo chiều đầu roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay phải "tém" đầu đốc roi, từ dưới lên và từ phải qua trái. Hai mắt nhìn về phía trước theo roi. Sau đó trở về thu ngựa roi như cũ, và tập nhiều lần cho mỗi buổi tập.

Ở bộ vị, thủ roi như chân phải ở sau, bỏ ngược ngang qua bên trái một bước, đồng thời tay trái ở trước hạ roi xuống cắm đầu roi chỉ xuống đất, tay phải nắm roi ở sau theo chiều đốc roi chỉ lên trời. Ở tư thế này, tay trái "tém" đầu roi từ dưới lên và từ trái qua phải. Hai mắt nhìn về trước theo roi. Sau đó thu ngựa roi lại như cũ và tập nhiều lần trong mỗi buổi tập.

. Theo Bước đầu nghiên cứu nguồn gốc, đặc trưng võ cổ truyền Bình Định

(còn tiếp)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Phương pháp luyện tập, sử dụng côn (roi)   (27/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản   (23/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản   (21/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản  (19/09/2004)
Võ cổ truyền: Nét đẹp muôn đời của người Bình Định  (17/09/2004)
Lời thiệu và những động tác minh họa bài quyền Ngọc Trản  (15/09/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Thảo thất bộ  (12/09/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Phương pháp tập phối hợp tay, chân   (09/09/2004)
Phương pháp tập luyện về tay (tiếp theo)   (05/09/2004)
Phương pháp tập luyện về tay   (03/09/2004)
Tập Ngũ Hành Chân (Cước pháp)  (31/08/2004)
Phương pháp luyện tập đôi chân và đôi tay trong môn quyền  (29/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Nhãn pháp và Khí pháp  (26/08/2004)
Kỹ thuật căn bản của một số môn võ cổ truyền Bình Định: Tấn pháp (tiếp theo)   (23/08/2004)
Cây đại thụ đất võ Tây Sơn  (22/08/2004)