Sổ tay thơ:
Bài thơ Hoàng hôn của Xuân Mai
16:48', 9/5/ 2003 (GMT+7)

Ác vàng buông góc biển

Gành Ráng trắng hoa lau

Về núi chim bay mau

Cánh sâm cầm loáng bạc

Ngoài khơi xa bát ngát

Thuyền về bến hoang liêu

Sóng biếc vỗ phiêu diêu

Cuối ngày còn lãng tử

Ai đi tìm quán trọ

Phía có tiếng từ qui

Ngùi thương giọt sầu bi

Trên mồ Hàn Mặc Tử

Nhớ ai đi xa xứ

Sao vương đỉnh tháp mờ

Thương ai tự ngàn xưa

Chưa nguôi buồn thế sự

Hồi chuông nào góa bụa

Trời xanh sắc bồ đề

* Lời bình:

Gành Ráng nằm trên thềm lục địa, chưa đến một với tay là đại dương và sau lưng là nội thành Quy Nhơn.

Đó là chỗ đứng của tác giả khi viết bài này. Trước mặt là mặt trời lặn góc biển, Gành Ráng, trắng hoa lau, cánh sâm cầm bay mau về núi, thuyền ngoài khơi đã về bến hoang liêu mà sóng lãng tử hãy còn lang bạt kỳ hồ.

Không báo trước, tác giả cái trục bài thơ – xoay 1800 vào nội thành, giờ này ai, phía có tiếng từ qui, đang đi tìm quán trọ, thêm ngùi thương thấy sương nhỏ từng giọt sầu bi xuống mồ Hàn Mặc Tử, nơi xa xứ ai chưa về còn gửi lại ánh sao trên đỉnh tháp mờ xa, ai nữa tự nghìn xưa chưa nguôi buồn thế sự trong lúc hồi chuông chùa không biết từ đâu buông góa bụa giữa bóng chiều đang sẫm lại, chỉ trên trời còn xanh sắc bồ đề…

Sự vật trước mắt, đã qua và đã qua lâu rồi, liền mạch dàn bày như một cuốn phim trong suốt bài thơ từ bóng ác vàng góc biển đến khi trời sẫm dần, chỉ còn trên cao xanh một màu đạo hạnh.

Thi hứng dẫn đến thi từ thi liệu và thi pháp, không một bài thơ hay nào tự đến mà không có sự sắp xếp gia công trau chuốt của tác giả.

Hoàng hôn của Xuân Mai mở bằng sự sống thường, kết thúc bằng những câu hỏi về xa xăm, về thiên cổ, khai từ bằng sự mênh mông của biển, vĩ thanh bằng sắc bồ đề của thiền. Đây là một thành công bất ngờ của tác giả và của chúng ta.

“Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”, đường quyền, đường roi là võ thuật côn quyền, đường roi, đường quyền trong bài thơ này quả xứng đáng là con gái Bình Định.

. Trinh Đường

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Miền Nam nhớ Bác trong vần ca dao  (09/05/2003)
Sức sống mãnh liệt của sân khấu truyền thống không chuyên   (08/05/2003)
Thương lắm mì ơi!  (07/05/2003)
Lê Văn Hiếu làm mới thơ mình từ “Khi mặt trời chưa mọc”  (06/05/2003)
Lê Văn Ngăn: nhà thơ không bao giờ lớn tiếng   (06/05/2003)
Bác Hồ với chiến dịch Điện Biên Phủ  (05/05/2003)
Khoảng trời Chim én bay (*)  (04/05/2003)
Giấc mầm  (02/05/2003)
Chuyện cất trong lòng núi  (02/05/2003)
Văn Trọng Hùng với Bóng trúc  (01/05/2003)
Đừng lấy tiêu chuẩn kịch nói làm mới tuồng  (30/04/2003)
Từ đường – chiếc nôi sinh thành  (29/04/2003)
Nguyễn Thanh Mừng  (28/04/2003)
Đọc “Thương quá đôi tay” * của Nguyễn Thị Lệ Thu  (27/04/2003)
Nguyễn Đình Thi - trời đất vô cùng vẫn đây  (27/04/2003)