10 sự kiện văn học - nghệ thuật trong tỉnh nổi bật năm 2003
19:25', 12/1/ 2004 (GMT+7)

Năm 2003 vừa đi qua. Để bạn đọc có thể nhìn nhận lại chặng đường văn học - nghệ thuật (VHNT) tỉnh nhà trong năm qua, chúng tôi xin giới thiệu 10 sự kiện VHNT tiêu biểu năm 2003 do Hội VHNT tỉnh bình chọn.

1. Lần đầu tiên, Đêm thơ Nguyên tiêu được tổ chức hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam. Đêm thơ được tổ chức vào Rằm tháng giêng năm 2003 tại đồi Thi Nhân - Ghềnh Ráng, thu hút hàng nghìn người tham dự, tạo thành một sinh hoạt văn hóa sôi nổi. Cũng trong dịp này, Hội VHNT tỉnh cũng tổ chức Hội thảo thơ, tập hợp được nhiều tham luận có giá trị, qua đó, tôn vinh những giá trị đã được lịch sử và nhân dân thừa nhận, đồng thời gióng thêm một tiếng chuông mãnh liệt và trong trẻo cho các thế hệ thơ hôm nay và mai sau.

2. Tháng 8-2003, Trại viết Văn nghệ dân gian (VNDG) toàn quốc 2003 lần đầu tiên được tổ chức tại Quy Nhơn. Trại viết do Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội VNDG Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của 28 hội viên Hội VNDG Việt Nam; trong đó, 11 hội viên người Bình Định. 28 công trình, mỗi công trình dày 100 trang, có chất lượng từ khá đến xuất sắc, được hoàn thành từ trại viết này.

3. Song song với việc động viên văn nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm VHNT, Hội VHNT Bình Định đã nỗ lực gắn kết với việc phản ánh thực tế nóng bỏng của tỉnh, đặc biệt là trong hai đợt lũ lụt vừa qua. Nhiều hội viên đã xông pha trong gió mưa, đến các vùng rốn lũ, để kịp thời sáng tác nhiều tác phẩm bút ký, ghi chép, thơ, ảnh có chất lượng.

4. Trong 15 ngày cuối tháng 7, Hội VHNT tỉnh mở trại sáng tác tại Nhà sáng tác Bộ Văn hóa - Thông tin tại Đà Lạt. 15 văn nghệ sĩ thuộc các chuyên ngành văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh và mỹ thuật đã tham gia trại sáng tác này. Trên 50 tác phẩm bao gồm những tác phẩm mới và những tác phẩm cần tu sửa đã hoàn thành trong thời gian dự trại.

5. Thơ Bình Định thế kỷ XX ra mắt bạn đọc. Tuyển tập dày 712 trang, với 431 tác phẩm của 115 tác giả, chọn lọc từ hàng ngàn tác phẩm thơ, tập thơ Bình Định ra đời trong thế kỷ XX. Qua đó, góp phần phác thảo diện mạo một vùng thơ đầy bản sắc.

6. Câu lạc bộ Văn nghệ được thành lập theo Quyết định 183 ngày 6-10-2003 của Hội VHNT Bình Định. Sự ra đời của Câu lạc bộ nhằm động viên, khuyến khích văn nghệ sĩ tỉnh nhà vươn lên đỉnh cao trong sáng tạo, đồng thời, chủ động đem tác phẩm VHNT đến với công chúng. Tuy mới ra đời, nhưng CLB cũng đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn nghệ sôi nổi, có chất lượng, được dư luận đánh giá tốt.

7. Hội VHNT tổ chức thành công Lễ tưởng niệm 5 năm ngày mất nhà thơ Yến Lan tại thành phố Quy Nhơn và Lễ tưởng niệm 18 năm ngày mất nhà thơ Xuân Diệu tại Nhà Lưu niệm Xuân Diệu (Gò Bồi, Tuy Phước). Các buổi lễ tưởng niệm này đã thu hút sự tham dự của đông đảo hội viên và những người quan tâm. Đặc biệt, tiến tới kỷ niệm 215 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Hội đã có nhiều hoạt động như chuẩn bị tham luận tham gia Hội thảo và ra mắt số Tạp chí Văn nghệ Bình Định chuyên đề về Quang Trung - Nguyễn Huệ.

8. Trong năm qua, chất lượng sáng tác VHNT được dần dần nâng cao. Các giải thưởng về thơ, văn nghệ - dân gian, nhiếp ảnh, mỹ thuật… tiếp tục được duy trì. Lần đầu tiên, ảnh của các tác giả Bình Định có 3 tác phẩm được dự treo tại Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc. Trước đó, đã có huy chương đồng và giải khuyến khích trong Triển lãm Ảnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Về mỹ thuật, có tác giả được nhận tặng thưởng và bằng khen cấp khu vực, tổ chức được triển lãm cá nhân và triển lãm giao lưu mỹ thuật hai tỉnh Bình Định - Phú Yên. Về thơ, có tác giả đã được nhận giải thưởng của Tuần báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam). Trong lĩnh vực sân khấu, nhiều Huy chương vàng cá nhân cho sân khấu chuyên nghiệp và đặc biệt là Huy chương vàng đầu bảng cho vở tuồng không chuyên tại Hội thi Sân khấu tuồng không chuyên toàn quốc. Trên lĩnh vực văn học, nhiều tác giả đã xuất bản và tái bản hàng loạt đầu sách.

9. Tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết sáng tạo là đặc điểm nổi bật của hoạt động Hội và các chi hội. Tổ chức Hội tiếp tục được củng cố. Năm nay, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Bình Định đã ra đời. Quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên được đảm bảo đúng Điều lệ Hội, đúng quy định về các chính sách phát triển VHNT tại tỉnh Bình Định.

10. Công tác đối ngoại của Ban Thường vụ Hội được đặc biệt chú trọng, nhất là quan hệ với các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương và Hội VHNT các địa phương. Hội được mời tham gia nhiều hội nghị, hội thảo do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ủy ban toàn quốc liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thông tin… tổ chức. Bên cạnh việc phổ biến tác phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc tham gia các Hội thảo VHNT chuyên đề trong nước và trong tỉnh như vậy, đã góp phần đưa tiếng nói của văn nghệ sĩ Bình Định vươn ra trong dòng chảy VHNT cả nước.

PV

CÁC TIN KHÁC >>
Hội làng  (09/01/2004)
Cơm rạ  (09/01/2004)
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu   (08/01/2004)
Từ Krông Bung…   (07/01/2004)
Thơ Bình Định thế kỷ XX  (06/01/2004)
Văn Cao với ca khúc "Mùa xuân đầu tiên"   (05/01/2004)
Trong mắt anh nỗi buồn có lửa (*)   (04/01/2004)
Bữa cơm ngày cuối năm   (02/01/2004)
Lửa Tây Sơn, thiên anh hùng ca bi tráng   (01/01/2004)
"Nhớ quê ai nhớ trật bao giờ!"   (31/12/2003)
Đời thường - đời thơ Xuân Diệu  (30/12/2003)
Hàn Mặc Tử "sống mãi với trăng sao gấm vóc"  (29/12/2003)
Tưởng tượng buồn  (28/12/2003)
Chút tình đầu  (28/12/2003)
Nhà thơ Phạm Hổ: Nếu được sống thêm một lần nữa…   (26/12/2003)