Tục khai bút tân xuân
17:2', 12/1/ 2004 (GMT+7)

Sự "khai bút" này nhằm mong mỏi đón nhận được mọi sự tốt lành nhân năm mới tới. Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút. Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm... "khai bút đại cát" hay "tân xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn).

Đối với những danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng xuân.

Những người có chức vụ lớn như Tổng đốc, Tuần phủ, Tri phủ, Tri huyện... thì có lên khai ấn và khai triện. Tục này cũng được thực hiện ở các bộ đường ở kinh đô Huế dưới triều Nguyễn.

Ấn và triện là những con dấu của những người giữ chức vụ chỉ huy trong chính quyền. Các vị này nhân đầu năm làm lễ khai ấn, triện bằng cách đóng dấu vào những giấy tờ công văn để cầu mong cho "thiên hạ thái bình" và dân chúng được "an cư lạc nghiệp". Lễ khai ấn và khai triện thường được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Đối với các quan võ thì có tục khai kiếm nghĩa là dùng gươm chọc tiết (trâu bò) hay cắt tiết (lợn, gà, vịt) các con vật dùng trong các lễ tế...

Còn dân chúng thì tùy theo nghề nghiệp của mình cũng làm lễ khai trương cửa hàng hay công việc của mình bằng lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư" (thường là vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch).

. Thùy Dung (st)

CÁC TIN KHÁC >>
10 sự kiện văn học - nghệ thuật trong tỉnh nổi bật năm 2003  (11/01/2004)
Hội làng  (09/01/2004)
Cơm rạ  (09/01/2004)
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu   (08/01/2004)
Từ Krông Bung…   (07/01/2004)
Thơ Bình Định thế kỷ XX  (06/01/2004)
Văn Cao với ca khúc "Mùa xuân đầu tiên"   (05/01/2004)
Trong mắt anh nỗi buồn có lửa (*)   (04/01/2004)
Bữa cơm ngày cuối năm   (02/01/2004)
Lửa Tây Sơn, thiên anh hùng ca bi tráng   (01/01/2004)
"Nhớ quê ai nhớ trật bao giờ!"   (31/12/2003)
Đời thường - đời thơ Xuân Diệu  (30/12/2003)
Hàn Mặc Tử "sống mãi với trăng sao gấm vóc"  (29/12/2003)
Tưởng tượng buồn  (28/12/2003)
Chút tình đầu  (28/12/2003)