Cảm nhận thơ Trần Hà Nam
10:53', 30/11/ 2004 (GMT+7)

Trần Hà Nam gia nhập làng văn nghệ ở Bình Định với bài thơ Công bằng. Anh đã chọn hai mối quan hệ cơ bản nhất của cá nhân với xã hội, là tình yêu và việc làm để giãi bày:

"Công bằng mà nói em cũng yêu anh"

Và tôi hiểu em nói lời vô nghĩa.

Chữ công bằng mới ấn tượng làm sao khi thực chất tình yêu đã tới lúc "phân giải hạ hồi". Cũng vậy, đây là mối quan hệ ở cơ quan:

"Công bằng mà nói ra cậu là người tốt"

Sếp gật gù tôi cũng gật gù theo.

Bài thơ kết thúc đơn giản đến mức khiến ta giật mình:

Ngày trôi tháng trôi năm trôi đời trôi

Công bằng cho bạn- công bằng cho tôi

Một bữa giật mình đặt lên cân ký

Nửa là nước mắt- nửa là mồ hôi.

Tác giả không định nói cuộc đời không có công bằng, anh chỉ buột miệng thế thôi, chỉ nói hộ như chính lẽ công bằng lên tiếng. Và bài thơ đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc.

Trần Hà Nam viết không nhiều. Cũng không cố để viết. Có cảm giác anh chỉ là người thư ký khi thơ đến gõ cửa. Mà là một thư ký thiệt thà: gần như chẳng có mấy dụng công trong câu chữ, thi pháp. Đây, lành hiền và cảm động mong ước không chỉ riêng ai:

Về đi nhé, ta thèm nghe tiếng nói

Của riêng em dành gọi chỉ riêng ta

Về đi nhé, ta vẫn hoài mong đợi

Hai tiếng yêu thương đầm ấm mái nhà.

(Viết khi vắng)

Hoặc như một thao tác bấm máy, tác giả ghi lại nỗi đau của người mẹ hai liệt sĩ, dẫu thời gian mất con đã ba mươi năm, một người mẹ từng dệt nên huyền thoại chặn xe tăng Mỹ thời tóc dài xanh lừng chiến công:

Huyền thoại hòa nỗi đau

Ráng chiều đỏ rực

Máu con của mẹ ngày ấy

Đỏ như vầng dương bây giờ

Mẹ lặng im mắt mờ nắng quái

Ngoài kia biển vẫn rì rầm…

(Mẹ Xuân Thạnh)

Hình ảnh Mẹ lặng im mắt mờ nắng quái thật ám ảnh. Tôi hiểu rằng anh đã không làm thơ nữa, anh đang sống.

. Lê Hoài Lương

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Folklorists liệt truyện   (29/11/2004)
Folklorists liệt truyện  (28/11/2004)
Cội nguồn và hành trình "làm mới" tuồng cổ  (26/11/2004)
"Thầy giáo dạy vẽ" - một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò  (26/11/2004)
Thơ: Lê Bá Du, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Đình Nhâm  (26/11/2004)
Nỗi nhớ xê dịch  (26/11/2004)
Thời sự Văn nghệ   (23/11/2004)
Thơ trào phúng Bình Định xưa   (22/11/2004)
"Thầy già" cho "con hát trẻ"   (19/11/2004)
Thơ về ngày 20-11  (19/11/2004)
Thơ về ngày 20-11  (19/11/2004)
Xanh đến ngọt ngào trong kỷ niệm*  (19/11/2004)
Xanh đến ngọt ngào trong kỷ niệm*  (17/11/2004)
Thơ: Cao Văn Tam, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Tấn On   (14/11/2004)
Trên chuyến tàu khuya   (12/11/2004)