Hoạt động nghệ thuật quần chúng trong LLVT: Phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu
11:48', 7/12/ 2004 (GMT+7)

Những năm gần đây, phong trào nghệ thuật quần chúng trong các cơ quan, đơn vị LLVT ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới, nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc được giữ gìn và phát huy.

Hàng năm, các cơ quan, đơn vị đều tổ chức liên hoan, hội diễn theo từng cấp để tuyển lựa hạt nhân gây dựng phong trào đồng thời nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục nhận thức và xây dựng bản lĩnh quân nhân cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ. Trong khi đời sống văn hóa nói chung của xã hội còn nhiều bất cập, xu hướng thương mại hóa, chiều theo thị hiếu thấp kém làm suy giảm chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của nghệ thuật thì chính nghệ thuật quần chúng trong LLVT đã góp phần làm lành mạnh cho đời sống tinh thần xã hội.

Hiện nay, nghệ thuật quần chúng trong LLVT nói chung đã sử dụng khá phong phú thể loại: tấu nói, kịch ngắn, bài chòi, hát bộ, múa, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc... và đã phát huy được thế mạnh vốn có của nghệ thuật truyền thống. Sự gắn kết, lô gích giữa các tiết mục trong một chương trình đã tạo cho người xem cảm giác gần gũi, chia sẻ chứ không bị gò ép, khiên cưỡng hoặc theo lối "hô khẩu hiệu".

Để chất lượng các lần hội diễn nghệ thuật quần chúng trong LLVT ngày một nâng cao, điều cốt yếu là cần phải duy trì phong trào từ cấp cơ sở trở lên. Ngoài những quy định như: tất cả cán bộ, chiến sĩ đều phải thuộc 10 bài hát bắt buộc của quân đội, các cơ quan, đơn vị nên tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ tiếp cận các loại hình nghệ thuật truyền thống có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao để thấm nhuần tinh thần nhân văn của dân tộc và trên tất cả là sự đầu tư, nuôi dưỡng hạt nhân làm nòng cốt cho phong trào.

Thực tế qua các cuộc liên hoan, hội diễn của LLVT cho thấy cơ quan, đơn vị nào thực hiện và hội tụ đủ các yếu tố kể trên thì đều đạt kết quả cao và phong trào phát triển.

. Nguyễn Dự

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chùm thơ viết bên thành Hoàng Đế  (06/12/2004)
Còn mãi hoa vàng ngày cũ   (06/12/2004)
Thơ: Mai Thìn, Miên Linh  (03/12/2004)
Thành Bình Định - nét khắc của lịch sử và văn chương (kỳ cuối)   (03/12/2004)
Thành Bình Định - nét khắc của lịch sử và văn chương (kỳ 3)   (03/12/2004)
Thành Bình Định - nét khắc của lịch sử và văn chương (kỳ 2)  (02/12/2004)
Thành Bình Định - nét khắc của lịch sử và văn chương (kỳ 1)  (01/12/2004)
Ta lớn lên trong mỗi lời ru   (01/12/2004)
Thời sự Văn nghệ   (30/11/2004)
Cảm nhận thơ Trần Hà Nam   (30/11/2004)
Folklorists liệt truyện   (29/11/2004)
Folklorists liệt truyện  (28/11/2004)
Cội nguồn và hành trình "làm mới" tuồng cổ  (26/11/2004)
"Thầy giáo dạy vẽ" - một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò  (26/11/2004)
Thơ: Lê Bá Du, Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Đình Nhâm  (26/11/2004)