Vĩnh biệt nhà văn Lê Hữu Thuấn
16:49', 3/2/ 2004 (GMT+7)

Nghe tin anh ốm nặng, vào những ngày giáp Tết bạn bè thường lui tới thăm anh. Lúc này, chứng xơ gan của anh đã sang thời kỳ cuối cùng mặc dù được gia đình hết lòng chạy chữa.

Nằm trên giường bệnh, sức lực cạn kiệt, đôi mắt vô hồn vô cảm, anh không còn nhận ra bạn bè đã một thời cùng anh lao tâm khổ tứ bởi cái sự nghiệp văn chương nghiệt ngã. Vợ anh, người vợ hiền thục đảm đang nghẹn ngào bảo "chắc anh không qua nổi cái Tết". Bệnh trầm trọng lắm! Nguy kịch lắm! Ai đến thăm anh cũng chỉ biết nhìn nhau buông tiếng thở dài! Vậy mà hình như cái bản năng sinh tồn và tình yêu cuộc sống còn sót lại trong cơ thể hầu như không còn chút sinh khí của anh đã vực anh bước qua năm mới Giáp Thân để nhận thêm một mùa xuân mới, một tuổi mới.

Biết chắc anh không thoát khỏi bạo bệnh, nhưng khi nhận được hung tin đồng nghiệp ai cũng phải bàng hoàng thảng thốt. Nhà văn Lê Hữu Thuấn đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 6 giờ 25 phút ngày 2-2-2004, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Giáp Thân, để lại niềm thương tiếc cho người thân, đồng nghiệp và bạn đọc xa gần.

Nhà văn Lê Hữu Thuấn sinh năm 1938 tại Hải Nhân, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, hội viên Hội VHNT Bình Định. Năm 1963 hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh về quê dạy học và viết văn. Năng khiếu văn chương của anh đã phát tiết ngay từ hồi còn học phổ thông.

Rồi cái nghiệp văn chương lại lôi kéo anh về làm cán bộ biên tập cho Hội VHNT Thanh Hóa. Năm 1984, với bản chất "giang hồ phiêu bạt", nhà văn Lê Hữu Thuấn xin chuyển về Hội VHNT Nghĩa Bình, nay là Hội VHNT Bình Định và chọn nơi đây làm quê hương thứ hai. Đến tuổi hưu, anh về sống chật vật, vất vả những năm tháng cuối đời trong ngôi nhà cấp bốn tuềnh toàng thuộc phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn.

Trong sự nghiệp sáng tác văn học, nhà văn Lê Hữu Thuấn đã xuất bản 18 đầu sách ngay trong thời kỳ bao cấp, gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, bút ký văn học… Bạn đọc không thể nào quên được một số tác phẩm văn chương nổi trội của anh như Hoa giành giành, Màu trắng không yên tĩnh, Mùa bằng lăng tím… Ngoài 18 đầu sách đã xuất bản, hàng trăm truyện ngắn, bút ký với bút pháp giản dị mà đậm tính nhân văn của anh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm tình sâu sắc.

Nhà văn Lê Hữu Thuấn đã vĩnh biệt chúng ta, vĩnh biệt cái nghiệp văn chương nghiệt ngã để về cõi vĩnh hằng ở tuổi 66. Tuổi được coi là giàu vốn sống, kinh nghiệm tràn trề đối với sự nghiệp sáng tác văn học.

. Trần Quang Lộc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân  (02/02/2004)
Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân  (01/02/2004)
Kẻ mạnh  (30/01/2004)
Đào Tấn - thơ và từ  (29/01/2004)
Thơ xuân  (28/01/2004)
Đảng đã cho ta một mùa xuân  (26/01/2004)
Vườn gọi   (24/01/2004)
Trên đỉnh rừng thần  (21/01/2004)
Câu đối  (20/01/2004)
Đến với "Mùa xuân xanh" của Nguyễn Bính  (20/01/2004)
Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân   (24/01/2004)
Nhớ lại hội xuân xưa  (18/01/2004)
Cà phê đắng   (16/01/2004)
Bài thơ "Với Đảng, mùa xuân" của nhà thơ Tố Hữu   (15/01/2004)
Đề tài về phong trào Tây Sơn trên sân khấu truyền thống Bình Định  (14/01/2004)