"Chào Quy Nhơn hòa bình"
16:10', 31/3/ 2004 (GMT+7)

Nhạc sĩ Châu Đức Khánh (giữa) trong những ngày Quy Nhơn mới giải phóng

Ngày Quy Nhơn giải phóng (31-3-1975), Châu Đức Khánh còn đang theo học tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Không kịp có mặt ngay tại quê hương trong thời điểm giải phóng nhưng tấm lòng người con với quê mẹ, đã giúp anh hình dung ra cả quê hương nở thắm cờ hoa. Náo nức trong niềm vui chung của đất nước, ngay trên chuyến xe trở về quê hương sau ngày giải phóng, anh đã hình dung ra những nét nhạc đầu tiên của bài hát.

Về Quy Nhơn, khi trên bãi biển Quy Nhơn vẫn còn vương những dấu tích, và giữa lúc người dân thành phố biển đang náo nức chuẩn bị cho việc xây dựng lại quê hương sau ngày giải phóng, "nhiều đổi thay rất lạ đang diễn ra trên mỗi góc phố, mỗi con người. Đi trên những đường phố Quy Nhơn hồi đó, tâm hồn mình cứ náo nức với bao cảm xúc" - nhạc sĩ Châu Đức Khánh nói. Và từ ý tưởng, thăng hoa trong cảm xúc, bài hát "Chào Quy Nhơn hòa bình" ra đời chỉ một tháng sau ngày Bình Định hoàn toàn giải phóng.

Nhạc sĩ Châu Đức Khánh sinh ngày 20-12-1945 tại Gò Bồi, Phước Hòa, Tuy Phước.

Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Bình Định.

Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa quần chúng (1975-1995) của Bộ Văn hóa - Thông tin. Đã đạt một số giải thưởng của Hội Nhạc sĩ, Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Trung ương Đoàn. 2 lần đạt giải B Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Xuân Diệu - Đào Tấn, giải 3 cuộc thi sáng tác ca khúc về Bình Định.

"Từ thành phố này, tôi nhìn thấy thấy khắp quê hương thiết tha nở thắm ngàn hoa", cả bài hát như một tiếng reo vui trước niềm vui lớn đang đến với quê hương. Những giai điệu rộn rã, với bao niềm phấn khởi, tự hào trong nhịp hành khúc như vang vào lòng người bao náo nức: "Chào mừng ngày chiến thắng lớn. Chào hòa bình phố Quy Nhơn. Chào bao áng mây hồng giăng núi sông. Chào cuộc đời mới đã tới. Chào nụ cười thắm trên môi, đẹp như hoa lá của mùa xuân".

Sau "Chào Quy Nhơn hòa bình", mỗi năm, Châu Đức Khánh lại có một bài hát mới, theo sát những bước đổi thay của quê hương. Nào là nhịp khẩn trương của những con người đang bắt tay vào công cuộc xây dựng quê hương sau chiến tranh với "Bàn tay thợ xây", là "Nắng Nghĩa Bình" rồi "Biển xanh và tiếng hát", "Người công nhân trong thành phố buổi sáng"… Những bài hát này ra đời, đáp ứng yêu cầu phong trào văn nghệ quần chúng địa phương, góp vào sinh hoạt văn hóa của thành phố những năm mới giải phóng và cũng là những bài hát tâm đắc nhất của một đời làm nghệ thuật.

. Khải Nhân

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Điện Biên Phủ và một binh chủng đặc biệt  (30/03/2004)
Ngõ nhỏ  (29/03/2004)
29 năm "Mùa xuân Quy Nhơn"   (28/03/2004)
Tuồng Đào Tấn trong cái nhìn hôm nay   (26/03/2004)
"Kéo pháo" - Một dấu ấn đẹp của mỹ thuật Việt Nam  (25/03/2004)
Bài hát "Hò kéo pháo" ra đời như thế nào   (24/03/2004)
Nhà văn Võ Hồng tuổi 83  (23/03/2004)
Tình yêu của tôi  (22/03/2004)
Nghệ thuật trạo ca Bình Định  (22/03/2004)
Cá chép vàng  (19/03/2004)
Nhà văn Phan Cao Toại đã viết kịch bản phim Hàn Mặc Tử như thế nào?   (18/03/2004)
Gặp lại những người vẽ huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên Phủ   (17/03/2004)
Tiếng vọng những mùa qua   (15/03/2004)
Thơ tình để trong cặp  (14/03/2004)
Nơi chốn để về   (12/03/2004)