Chủ Nhật, ngày 11/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Thư pháp ngày xuân
15:33', 18/1/ 2005 (GMT+7)

Thư pháp thể hiện cái thần khí của người viết, không phác họa trước rồi viết theo, hoặc tô vẽ thêm. Gần đây, phong trào viết, triển lãm và kể cả... mua bán thư pháp đang rộ lên khắp nơi, tại các tư gia, câu lạc bộ, nhà văn hóa, các cuộc liên hoan, hội chợ, lễ hội.

Vậy, thế nào là nghệ thuật thư pháp? Thư pháp theo nghĩa Hán - Việt là nghệ thuật viết chữ đẹp, tiếng Anh là Calligraphy, dịch nghĩa là Beautiful handwriting cũng có nghĩa là cách viết chữ đẹp, tiếng Pháp cũng có ý nghĩa như thế: Calligraphie. Tóm lại, thư pháp có yếu tố căn bản là viết chữ bằng tay "handwriting" và đối với người Trung Hoa và Việt Nam thì thường viết bằng bút lông mực tàu màu đen. Cũng có thể viết bằng màu son đỏ hoặc nhũ vàng, nhũ bạc trên nền đỏ, nền đen. Tính chất của thư pháp phải là phóng túng, tài hoa và bay bướm. Thư pháp thể hiện cái thần khí của người viết, không phác họa trước rồi viết theo hoặc tô vẽ thêm, đồ đi đồ lại.

Cách thể hiện thư pháp cũng rất đa dạng về phong cách viết và trên rất nhiều chất liệu: vải, lụa, giấy, gốm sứ, mây tre ép, sơn mài, gỗ lamina và kể cả trên vỏ ốc xà cừ... Về phong cách viết thì mỗi nhà thư pháp thể hiện theo phong cách riêng của mình, có người viết đúng thư pháp theo lối phóng bút với nét bút tài hoa bay bướm của mình, có người có dụng công tô vẽ thêm hoặc pha cả hội họa vào trong bức thư pháp. Cho nên, đối với người thưởng ngoạn, có thể nói mỗi người hiểu một cách về thư pháp, vì vậy thư pháp vẫn còn là một loại hình nghệ thuật có nhiều cách hiểu khác nhau.

Nói đến thư pháp thì ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh ông thầy đồ áo dài khăn đóng nghiêm trang múa ngọn bút lông để tạo nên những nét chữ mực Tàu thần kỳ trên tấm liễu đỏ. Và rồi những nghệ sĩ thư pháp người Hoa xuống "tấn" dùng "nội công bay nhảy" như phim kiếm hiệp để viết trên những tấm liễu, tấm phướn khổ rộng dài cả chục thước vậy.

Những tác phẩm thư pháp hoàn toàn có giá trị nghệ thuật không thua gì những tác phẩm hội họa nổi tiếng trên thế giới nhưng không phải ai cũng ưa chuộng việc chọn cho mình vài bức thư pháp để treo trong phòng làm việc, phòng khách... Vậy mà bước vào thiên niên kỷ mới này, thư pháp được nhiều người tìm mua để trưng tạo nên một mốt chơi mới rất tao nhã và mang tính nghệ thuật cao, phải chăng những giá trị văn hóa của con người sẽ không bao giờ mất đi. Mốt chơi thư pháp bây giờ người ta không chỉ thuần túy là câu chữ, hàng chữ, câu đối có ý nghĩa nữa mà như một cách tâm niệm về một câu nói hay đầy ý nghĩa. Những bức thư pháp được lồng trong khung trang nhã, thường là có viền màu đen, màu đỏ, hay màu xám bạc, rồi được đặt trang trọng tại phòng khách, phòng làm việc với 4 hoặc 6 ngọn đèn halogen chiếu vào trọng tâm và các góc cạnh nhằm nổi bật phần hồn của từng nét chữ thư pháp.

Trong khi những người Hoa đều thích những bức thư pháp như "Mã đáo thành công", "Long Mã tinh thần"... thì người Việt lại thích những bức có vẻn vẹn chữ "Phúc", "Tâm", "Nhẫn",... giá trị của một bức thư pháp thường đi kèm với lịch sử của nó cũng như lịch sử của chủ nhân nó.

Bên cạnh thư pháp viết bằng chữ Hán theo phong cách trung Hoa thì trong khoảng gần một năm nay đã xuất hiện nhiều bức thư pháp viết bằng tiếng Việt độc đáo về nét chữ lẫn về nội dung, được nhiều người chơi thư pháp tìm mua khá nhiều. So với thư pháp tiếng Hán, thư pháp tiếng Việt hoàn toàn rất mới mẻ nhưng vẫn thu hút nhiều người tập viết lẫn người chơi sưu tập vì hầu như ai cũng tâm niệm rằng, áp dụng nghệ thuật thư pháp vào chính nét chữ của dân tộc mình là một niềm tự hào, hãnh diện cũng như thích thú biết bao.

Có lẽ những nét chữ viết bằng cọ, có nét lớn, có nét nhỏ uyển chuyển có thần, chữ và bút hòa vào nhau như một mà người xem cảm nhận qua từng nét chữ, từng lời trong câu được viết nên trên vải, giấy, rồi hút cả vào trong tâm hồn; là sự hấp dẫn của mốt chơi thư pháp - một lối chơi tao nhã, lắng đọng, hướng về những cội nguồn văn hóa dân tộc với nhiều giá trị lớn lao.

. Khả Xuân

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Sân khấu truyền thống: Vào mùa lưu diễn  (18/01/2005)
Con gà đi ngược ca dao  (17/01/2005)
Thơ Trần Thị Huyền Trang  (16/01/2005)
Đứa con của mặt trời đỏ  (14/01/2005)
Thơ: Cao Văn Tam, Võ Ngọc Thọ, Vũ Đình Huy   (14/01/2005)
Tết ơi, thương lắm…  (13/01/2005)
Võ Đức Thọ và "Chuyện kể tiếp về người thợ săn và mẹ con vượn"  (12/01/2005)
Thời sự Văn nghệ  (11/01/2005)
Sáng tác biểu tượng di tích Ngã Ba Đình: Nguyễn Hồng Hải và hai phác thảo  (11/01/2005)
Nhạc sĩ Trần Chung và bài hát "Mùa xuân đến rồi đó"   (10/01/2005)
Màu đỏ trên đỉnh thơ Việt!   (09/01/2005)
Thơ: Lệ Thu, Nguyễn Đình Lương   (07/01/2005)
Hát bội Bình Định qua tiếng trống chầu  (07/01/2005)
Thời sự Văn nghệ  (06/01/2005)
Họa sĩ trẻ: Còn miệt mài trên giá vẽ?  (06/01/2005)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn