Thứ sáu, ngày 9/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Mùa xuân mùa hoa cải
10:58', 27/1/ 2005 (GMT+7)

. Tùy bút của Mai Thìn

Khi những cơn gió bấc bắt đầu tràn về với cái nắng ong vàng se se rét của mùa xuân cũng là lúc mẹ tôi bày nong nia phơi cải. Từng bẹ cải thon nõn như những búp tay thiếu nữ mười sáu đôi mươi ủ đều trên nong tre nghe hăng hăng cái mùi thơm của đồng của bãi.

Cải cha tôi trồng kín cả một triền sông Quai Vạc, đoạn gần cầu Bến Gỗ. Thật kỳ lạ là cái sắc hoa! Li ti vàng những chiều nồm ngan ngát, long lanh sáng những buổi sương mai… Mỗi cánh hoa như được dát bằng bạc, bằng ngọc, bằng thủy tinh trong suốt; vì thế trong những đêm trăng sáng ngoài tiếng rét lùa ta còn như cảm nhận được tiếng rung reng của hoa cải như những tiếng chuông của mùa xuân đang đến.

Từng cánh hoa li ti mơn mởn, từng bẹ lá xanh non vân vi sắc trắng, nhấm vào môi nghe mằn mặn giọt mồ hôi trên sợi tóc mai của người thôn nữ những chiều tát nước, những tối gánh rơm.

Ở quê tôi, cải mọc dọc triền sông ăn gạnh nước đồng, nước bãi, còn cải được trồng thành rò thành luống ở sân vườn thì được tưới tắm kỹ hơn. Cải vườn lá to, thân cao, hoa khỏe thường được dành để lấy hạt cho mùa sau. Những buổi chiều sắp đến chợ phiên, mẹ tôi thường tước ở mỗi cây cải vườn những bẹ cải to gần phía gốc rồi ngâm, rửa, xếp thành thếp như thếp trầu để sáng hôm sau mang ra chợ bán. Dây buộc thếp cải là những cọng rơm vàng được ngâm nước cho dẻo mềm, vừa không làm trầy sướt lá cải, vừa khỏi bị tuột, đứt lúc chuyên chở.

Cải từ quê tôi đến với những nhà hàng sang trọng, hay những quán bình dân với món lẫu dê, lẫu pín… Những bữa tiệc linh đình hay những bữa cơm thân mật của mọi gia đình hầu như không thể thiếu món cải xanh.

Rau cải xanh với lá non vừa tầm ăn dặm với lẫu nóng vừa thơm vừa dai, tạo cảm giác ngon miệng cho những món thịt, cá khác. Rau cải bẹ cuốn với chả ram chấm nước tương nhai ròn ròn hăng hắc; hoặc ăn với tôm sống quệt món mù tạt cay xé miệng mồm, dàn dụa mắt mũi… Và có lẽ ngon nhất là món cải non chấm nước thịt ăn với cơm lúa mới, nghe dẻo thơm hương đồng bãi quê nhà…

Chỉ khi bạn là người dân sở tại, hoặc dùng một bữa cơm ngay tại quê tôi thì mới thưởng thức hết được hương vị tuyệt vời mà món rau cải non mang lại. Thuở nhỏ, trước mỗi bữa cơm chiều, mẹ tôi thường ra rò cải mới gieo độ năm ba hôm, tỉa bớt những cây cải vừa nhú mềm hai lá nõn, rửa sạch cả gốc và ngọn. Rau cải non chấm với nước mắm ớt tỏi dằm cá rô nướng, hoặc nước thịt kho riêu vừa thơm ngon vừa béo ngậy, ăn bốn năm chén cơm vẫn chưa muốn đứng dậy.

Ngày nay, ở các thành phố lớn, cải non cũng được bày bán nơi các quày rau sạch, nhưng hương vị chắc chắn sẽ không ngon bằng những cây cải vừa được nhổ khỏi rò còn tươi màu nắng.

Ngoài các món cải nói trên, quê tôi còn có món cải muối. Khi lúa chim lấp ló đầu bờ, cái nắng xuân đã bắt đầu gay gắt thì mùa cải cũng sắp tàn:

… Cánh đồng làng ta sắp qua mùa cải

Mẹ để dành mấy thạp muối chua

Bông cải vàng li ti đơm hạt

Đợi em về ủ giống mùa sau…

Tôi đã viết những câu thơ như vậy về cải quê tôi.

Từ những lá non còn lưa thưa trên ngọn hoặc những ngồng cải già chưa kịp hái trổ đầy hoa… tất cả được thu dọn để chuẩn bị đất đai cho một mùa vụ khác. Những ngồng cải đầy hoa trái thì được hái, phơi khô lấy hạt để dành giống cho mùa sau; những lá cải non thì được rửa sạch, hong đều trên nong tre cho vừa đủ héo rồi trộn với muối cho vào thạp làm món dưa cải. Khi ăn, người ta vớt cải chua rửa sạch rồi vắt ráo nước kho với thịt heo hoặc kho nước với cá đồng, cá biển. Món cải chua tạo cảm giác ngon miệng, lại lành tính và dễ tiêu.

Năm nào mẹ tôi cũng làm món dưa cải, và hầu như mùa nào nhà tôi cũng đều có món rau cải. Cùng với đồng bãi quê hương, những mùa hoa cải cứ vương vấn mãi với cuộc đời tôi.

. M.T

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Góp sắc cho Xuân   (25/01/2005)
Thời sự Văn nghệ  (25/01/2005)
Bước theo Đảng thủy chung son sắt   (24/01/2005)
Hoa mai, linh hồn của mùa xuân đất Việt   (23/01/2005)
Tết sớm  (21/01/2005)
Dấu thời gian" trên "mặt cát" *  (21/01/2005)
Thơ: Hồ Thế Phất, Phương Nghi, Khổng Vĩnh Nguyên  (21/01/2005)
Mùa xuân nhớ khúc đồng dao   (20/01/2005)
Thời sự Văn nghệ   (20/01/2005)
Xuất xứ bức chân dung Cụ Đồ Chiểu  (19/01/2005)
Thư pháp ngày xuân   (18/01/2005)
Sân khấu truyền thống: Vào mùa lưu diễn  (18/01/2005)
Con gà đi ngược ca dao  (17/01/2005)
Thơ Trần Thị Huyền Trang  (16/01/2005)
Đứa con của mặt trời đỏ  (14/01/2005)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn