Thứ ba, ngày 13/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Một trường hợp đối tượng chính sách không nhận "nhà tình thương": Nghĩa tình chưa trọn
11:25', 29/9/ 2004 (GMT+7)

Thực hiện chủ trương đền ơn đáp nghĩa, UBND xã Canh Hiển, huyện Vân Canh đã xây một ngôi "nhà tình thương" tặng ông Ngô Tư Long (ở thôn 3, xã Canh Hiển, huyện Vân Canh) là đối tượng chính sách, thuộc diện hộ nghèo, gặp nhiều khó khăn về nhà ở, nhưng bất ngờ đã xảy ra khi ông Ngô Tư Long từ chối nhận ngôi nhà này. Đâu là nguyên nhân?

Ngôi nhà vợ chồng ông Long đang ở

Ông Ngô Tư Long, sinh năm 1919, nguyên quán ở Phước Sơn (Tuy Phước), là thương binh 3/4; có con trai là liệt sĩ Ngô Văn Lý (hy sinh năm 1972). Năm 1999 ông Long được tặng nhà tiền chế trên thửa đất vườn rộng khoảng 1.000 m2 của mình, gồm nền nhà, khung sườn sắt, mái tole do chương trình của Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ. Ngôi nhà này được ông Long và vợ là bà Đỗ Thị Thường (sinh 1929) tu bổ và xây dựng thêm nên rất đảm bảo cho chỗ ở. Tuy nhiên vị trí nhà ông Long nằm sâu trong xóm nên chính quyền địa phương đã có ý mời ông Long về ở "nhà tình thương" tại một vị trí tốt hơn, ở đường lớn hơn tại xóm Mới, thôn Tân Quang (thôn 3).

Ngôi nhà tình thương bị chèn khuất sau 2 bể nước

Ngôi "nhà tình thương" này có kinh phí đầu tư hơn 6 triệu đồng, diện tích khoảng 24 m2, dự kiến sử dụng cho 2 hộ; sau khi người sử dụng qua đời, xã sẽ dành cho đối tượng chính sách nghèo không nơi nương tựa khác đến ở. Tháng 7-2004, UBND xã đã mời ông Long đến cho biết việc chuẩn bị mời ông về ở "nhà tình thương", đề nghị ông Long làm giấy cam đoan không được mua bán, tặng cho ngôi nhà này. Thế nhưng ông Long đã không đồng ý nhận nhà.

Tâm sự với chúng tôi ông Ngô Tư Long cho biết: "Việc UBND xã Canh Hiển tặng "nhà tình thương" cho tôi xuất phát từ tình cảm và sự quan tâm của chính quyền địa phương, tôi rất cảm động và biết ơn. Nhưng tôi không thể nhận ngôi nhà này được vì những lý do rất khó nói". Ông Long cảm ơn sự quan tâm nhưng từ chối không nhận và cũng không bình phẩm gì về ngôi nhà mà ông không nhận. Bà Thường, vợ của ông Long cho biết: "Ông nhà tôi trải qua nhiều lần tù tội, ông rất ngại phải nhốt mình trong không gian tù túng. Ngôi nhà chúng tôi đang ở tuy nhỏ nhưng ông trổ cửa ra tứ phía để đón gió và đón ánh sáng. Chúng tôi già rồi và đang sống ở nông thôn, cần có một chốn riêng, có một miếng vườn để trồng cọng rau, cái củ; nuôi con heo, con gà cho vui. Nên… sợ nhận nhà mà không ở là phụ lòng của chính quyền".

Thực tế ngôi nhà mới xây này nằm chung với khu vực trạm xá, đây là vùng đất trũng thấp, những người dân chung quanh cho biết mùa mưa năm nào cũng bị tù đọng nước. Mặt khác, án ngữ ngay trước cửa ngôi nhà tình thương là bể chứa nước sạch công cộng cao gần ngang mái nhà, diện tích đất vườn rất hạn chế.

UBND xã Canh Hiển đã quan tâm xây dựng "nhà tình thương" để chăm lo cho các đối tượng chính sách nghèo, không nơi nương tựa là việc làm tích cực, đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, với một xã nông nghiệp của huyện miền núi việc chọn một khuôn viên phù hợp để xây "nhà tình thương" là không khó; nhưng xã đã chọn vị trí và cấu trúc xây dựng ngôi nhà này là chưa hợp lý, chưa khoa học. Bởi nó không theo mô hình nào, không phải nhà điều dưỡng, cũng không phải một căn hộ ở nông thôn, không gắn liền với đất vườn là nét văn hóa truyền thống của người dân nông thôn Việt Nam. Việc ông Ngô Tư Long không nhận ở "nhà tình thương" là có nguyên cớ và rất đáng được thông cảm. Đây sẽ là bài học kinh nghiệm cho UBND xã Canh Hiển đối với công tác đền ơn đáp nghĩa; đừng để một việc làm đầy nghĩa tình lại thiếu đi sự trọn vẹn.

. Ngọc Diên

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Hãy để cho "dân bàn"   (24/09/2004)
Vụ "Cây xăng vừa hoàn thành đã trùm mền": Cẩn thận khi "chơi" với B "phẩy"   (10/09/2004)
Xóm núi bị lũ  (31/08/2004)
Vì sao công trình xây dựng Nhà truyền thống Chi bộ Cửu Lợi chậm hoàn thành?   (24/08/2004)
Vì sao công trình xây dựng Nhà truyền thống Chi bộ Cửu Lợi chậm hoàn thành?   (24/08/2004)
Chính quyền "nhầm", dân khổ!   (18/08/2004)
Thư đi - Tin lại  (16/08/2004)
Kết quả kiểm tra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Bình Định   (09/08/2004)
Đến với những mảnh đời bất hạnh ở Bình Định  (08/08/2004)
Mẹ của Anh hùng liệt sĩ Vũ Bảo với niềm vui cuối đời  (26/07/2004)
Đường thông thì… nước tắt!   (16/07/2004)
Nhiều ý kiến tâm huyết đối với Báo Bình Định  (16/07/2004)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định tiếp thu phê bình  (13/07/2004)
Chuyện "mắt thấy tai nghe" tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Nhơn Tân   (11/07/2004)
Nhơn Hòa: người dân vẫn sống cùng ô nhiễm  (04/07/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn