Bok Ni với việc tuyên truyền pháp luật
16:10', 6/5/ 2004 (GMT+7)

Trong thời gian qua, việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc ở Bình Định có những chuyển biến đáng kể. Đạt được kết quả này là do sự cố gắng của các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương, trong đó có vai trò của các già làng. Già làng Bok Ni ở xã Vĩnh Hiệp là một điển hình trong công tác này.

Hàng tháng cứ đến ngày 14, già làng Bok Ni lại triệu tập đội cồng chiêng cùng bà con buôn làng luyện tập lại các điệu múa truyền thống. Dưới ánh lửa bập bùng, từng điệu múa xoang hòa nhịp cùng tiếng cồng chiêng âm vang cả một vùng. Sau điệu múa cồng chiêng; già làng Bok Ni kiểm điểm lại những việc làm ăn của bà con buôn làng trong tháng qua. Những mâu thuẫn của bà con cũng được Bok phân tích, lý giải dựa trên cơ sở phong tục tập quán cũng như lệ làng nhưng phù hợp với tâm tư nguyện vọng của bà con. Hầu hết những mâu thuẫn trong làng khi có sự can thiệp của Bok Ni đều được hòa giải kịp thời, không phải qua chính quyền địa phương.

Bok Ni đang phổ biến pháp luật cho bà con trong làng

Bok Ni năm nay gần 90 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Ở làng Kon Tờ Lốc, Bok là người già nhất, nhưng đối với đồng bào dân tộc Ba na ở đây, già làng không nhất thiết phải cao tuổi nhất làng mà là người có uy tín và am hiểu văn hóa truyền thống nhất. Vì trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên Bok hiểu rất rõ giá trị của cuộc sống hôm nay. Hàng ngày, Bok vẫn hăng hái tham gia các phong trào ở địa phương. Bok đã khuyên bảo bà con trong làng không đốt nương làm rẫy, chuyển sang canh tác làm lúa nước và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Làng Kon Tờ Lốc có 54 hộ nhưng không có hộ đói, hộ nghèo thu nhập bình quân đầu người trong năm đạt 2 triệu đồng, 100% gia đình đăng ký gia đình văn hóa, các trường hợp tranh chấp đất đai không còn nữa và không có trường hợp nào sinh con thứ 3. Đây cũng là tiêu chí để làng Kon Tờ Lốc trở thành làng văn hóa điểm của tỉnh.

Bok tâm sự: "Bác Hồ từng dạy cán bộ phải làm sao tuyên truyền cho cái bụng dân hiểu được đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước". Do vậy, mỗi khi ở trên có chính sách, quy định pháp luật gì mới, Bok tập họp dân làng lại truyền đạt, nếu hộ nào không đi ba lần thì đưa ra phê bình trước dân làng theo như quy ước của làng mà mọi người đồng lòng cam kết thực hiện.

Tấm gương năng nổ, tích cực trong việc vận động bà con dân tộc ít người sống và làm việc theo đúng pháp luật như Bok Ni xuất hiện ngày càng nhiều ở các huyện miền núi, vùng cao Bình Định đã góp phần hạn chế các tệ nạn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát triển đời sống của bà con dân tộc ít người.

. Nguyễn Huỳnh Huyện

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tên tội phạm nguy hiểm đã sa lưới   (05/05/2004)
Say rượu, gây rối trật tự công cộng   (04/05/2004)
Về quê lừa đảo  (30/04/2004)
Trộm theo kiểu phá hoại  (30/04/2004)
Giết vợ và mẹ vợ rồi tự sát   (28/04/2004)
Bất cẩn, gây cháy rừng  (28/04/2004)
Kết thúc cuộc truy lùng tên côn đồ  (27/04/2004)
Thiếu tiền trả quán karaoke, rủ nhau đi... ăn cướp  (25/04/2004)
Tên cướp là sinh viên  (25/04/2004)
Lẩn trốn hơn 8 năm cũng không thoát   (23/04/2004)
Tên học trò bất nghĩa   (23/04/2004)
"Luật rừng" trên biển  (22/04/2004)
Trò lừa hoàn hảo  (22/04/2004)
Chứa mại dâm, 5 năm tù giam   (21/04/2004)
Chạy ẩu, một tài xế lãnh án 12 tháng tù   (21/04/2004)