Bà Lê Thị Tuyết Sương, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh:
Tôi đến với chị em bằng trái tim và ở lại bằng trách nhiệm
9:19', 3/1/ 2005 (GMT+7)

Quyết đoán trong công việc nhưng lại biết lắng nghe tiếng nói của phụ nữ bên mình… đó là những phẩm chất mà bà Lê Thị Tuyết Sương, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh có được để lãnh đạo phong trào phụ nữ đi đến những thành công.

* Nói một cách hình ảnh, bà đang là thủ lĩnh của hơn một nửa tỉnh Bình Định. Phụ nữ Bình Định "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" được hay không một phần phụ thuộc vào sự thành công của phong trào phụ nữ mà bà lãnh đạo?

Tham gia tập huấn tổ chức thực hiện một dự án có sự tài trợ của nước ngoài liên quan đến phụ nữ và trẻ em

- Vâng, đúng là một nửa thế giới là phụ nữ, họ có mặt trong mỗi gia đình và tham gia vào hầu hết các hoạt động của đời sống và xã hội. Bởi vậy, trong tổ chức các phong trào phụ nữ, chúng tôi chủ trương tập trung và đẩy mạnh các hoạt động về cơ sở; đặc biệt quan tâm đến đối tượng phụ nữ nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Trong những năm qua "mặt bằng" cuộc sống của nhân dân, trong đó có phụ nữ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận phụ nữ rất khó khăn. Ai sẽ là người đến và chia sẻ với họ nếu không là Hội LHPN! Trong năm 2004, chỉ riêng chương trình hỗ trợ vốn giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập, Hội đã giúp cho 61.632 phụ nữ vay 259 tỉ đồng, trong đó có 5.279 phụ nữ nghèo, thông qua các dự án cho vay theo chương trình Quốc gia giải quyết việc làm; vận động chị em giúp nhau vốn, giống, ngày công, kinh nghiệm sản xuất... Bên cạnh đó, Hội tổ chức tuyên truyền, giáo dục phụ nữ thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền phụ nữ các kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tổ chức cuộc sống gia đình, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới...

* Có người nói rằng làm công tác phụ nữ mà không biết khóc, không biết xót thương trước những cảnh ngộ phụ nữ còn nhiều thiệt thòi thì không thể thành công. Bà nghĩ gì về ý kiến này?

- Không chỉ biết khóc, biết xót thương... mà còn phải biết làm vơi những nỗi nhọc nhằn của chị em bằng những việc làm thiết thực. Hãy đến bằng trái tim và ở với chị em bằng trách nhiệm. Tôi vẫn thường tâm niệm như thế. Trong chỉ đạo các hoạt động của Hội, chúng tôi luôn luôn quan tâm đến chị em nghèo, đến những phụ nữ đơn thân gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều lần đi cơ sở, tôi đã bắt gặp rất nhiều những cảnh đời phụ nữ rất đỗi thương tâm như có những gia đình mà 2, 3 thế hệ phụ nữ phải sống đơn thân, trong đó có người tàn tật cùng một mái nhà ở xã Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Hòa (Tuy Phước)… Họ sống lây lất trong đói nghèo vì hầu hết đều không còn sức lao động. Năm vừa qua, cùng với chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo của tỉnh, Hội đã phát động trong hội viên phụ nữ phong trào xây dựng nhà tình thương và đã được chị em hưởng ứng mạnh mẽ. Tính đến cuối tháng 10-2004, Hội đã vận động xây dựng được 157 ngôi nhà, mỗi căn trị giá từ 7-8 triệu đồng cho phụ nữ nghèo là chủ hộ, đơn thân.

Bên cạnh đó, Hội đã đề nghị với Mặt trận và các đoàn thể khác khi thực hiện chủ trương xây dựng nhà ở cho người nghèo cần chú ý hơn đến những đối tượng này vì hơn bất cứ đối tượng nào, nữ chủ hộ đơn thân nghèo luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và khó khăn nhiều nhất.                   

* Công tác của Hội Phụ nữ cũng giống như cuộc sống của người phụ nữ, mang đầy tính đa đoan, việc gì cũng có, cũng làm, cũng tham gia. Hội đã "ôm đồm" quá chăng?

Niềm vui bên đứa cháu ngoại

- Đối tượng hoạt động của Hội là phụ nữ. Mà phụ nữ thì luôn có mặt trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Chẳng hạn, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, trồng rau sạch, bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm… phụ nữ là người tiêu thụ và cũng là người liên quan rất lớn đến các công đoạn của sản xuất. Hay như phụ nữ tham gia bảo vệ an toàn giao thông, không phải vì phụ nữ là đối tượng thường gây ra tai nạn giao thông nhưng tai nạn giao thông xảy ra thì phụ nữ là người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất khi chồng con bị thương tật, mất mát... Bởi thế, hiện nay, ngoài nhiệm vụ trọng tâm của mình, Hội đang phối hợp với gần 20 ngành khác để thực hiện các chương trình mục tiêu vì phụ nữ. Ngoài vấn đề trách nhiệm, khi liên kết hoạt động như vậy, Hội đã được các ngành hỗ trợ về chuyên môn, kinh phí, xe cộ để thực hiện tốt hơn công việc của mình.

Đúng là công việc của Hội Phụ nữ rất "ôm đồm" và để làm tốt được mọi việc, chúng tôi phải tập trung vào các hoạt động cụ thể, phân công, phân nhiệm cụ thể cho từng người, từng việc. Nếu chỉ đề ra hoạt động chung chung thì rất khó thực hiện và không thể làm đến nơi đến chốn. Chẳng hạn trong tháng 1-2005, chúng tôi đã có kế hoạch tập trung hoạt động vào 3 huyện miền núi và trước hết là làm thế nào để tất cả chị em được "đỏ lửa" trong 3 ngày Tết.

* Nghe nói trong nhiều cuộc họp quan trọng của tỉnh, khi bảo vệ phụ nữ bà "quyết liệt" lắm, điều đó có đúng không?

- Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã luôn luôn bảo vệ phụ nữ, đấu tranh vì sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ. Các anh lãnh đạo tỉnh cũng đã nhận thức rất rõ về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới nhưng không phải ở đâu và trong bất cứ lúc nào bình đẳng giới cũng được biến thành hành động cụ thể, bởi từ nhận thức chuyển thành hành động là cả một vấn đề. Chẳng hạn nói đến việc đi học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nam giới thì có thể xách cặp đi liền nhưng đối với phụ nữ, người lãnh đạo cần phải quan tâm báo trước với chị em ít nhất từ 5-10 ngày để chị em có thể sắp xếp công việc gia đình, từ đó mới có thể yên tâm mà đi học được.

* Trong 5 mục tiêu hành động Quốc gia "Vì sự tiến bộ của phụ nữ", một mục tiêu luôn được coi là then chốt: Phụ nữ phải được tham gia vào bộ máy lãnh đạo ở các cấp và tham gia vào việc hoạch định những chính sách liên quan đến phụ nữ và trẻ em. Phải chăng quan tâm đến phụ nữ là phải "ưu tiên" cho chị em?

Bà Lê Thị Tuyết Sương, sinh năm 1952 tại xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước.

Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng, bà đã tham gia cách mạng từ rất sớm và trưởng thành qua các phong trào.

Bà hiện đang sống hạnh phúc với chồng là ông Hoàng Đồng, Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh. Hai người con đã tốt nghiệp đại học, đi làm và một đang học phổ thông.

- Tôi không đồng tình với việc cho rằng quan tâm đến phụ nữ là châm chước cho phụ nữ trong việc đề bạt kiểu như nam giới có trình độ đại học thì với phụ nữ chỉ cần trung cấp là đủ. Quan tâm đến phụ nữ là quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo. Có nghĩa là sự quan tâm trong trách nhiệm, là điều cần làm trong cái phải làm. Chẳng hạn, trong quy hoạch cán bộ ở đơn vị phải đảm bảo tỉ lệ nữ nhất định và tạo điều kiện đưa phụ nữ đi đào tạo để họ chuẩn hóa về trình độ, năng lực. Còn khi đã đề bạt là phải "chuẩn" ngang nhau. Bởi vì, khi để một phụ nữ không đảm bảo năng lực, trình độ lên làm lãnh đạo thì bản thân họ sẽ không điều hành được công việc, không thể đại diện cho phụ nữ để bênh vực quyền lợi cho chị em. Không có năng lực, không những người phụ nữ đó tự hạ thấp mình mà còn bị xã hội đánh giá thấp và cũng không thể nói lên tiếng nói về bình đẳng giới được.  

* Là người đứng đầu Hội LHPN tỉnh, bà có cho rằng mình đã được bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực?

- Tôi thấy mình có may mắn hơn một số chị em là có được sự cảm thông, chia sẻ công việc từ phía gia đình, sự đồng thuận và hỗ trợ từ phía chị em trong cơ quan, sự quan tâm, tạo điều kiện từ các cấp lãnh đạo. Nhưng không phải như vậy là đã hoàn toàn bình đẳng với nam giới…

. Quỳnh Hoa (thực hiện)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thủ môn Trần Minh Quang: "Tôi muốn cùng Hoa Lâm Bình Định bước lên ngôi vị cao nhất của V-League…"  (27/12/2004)
Thủ môn Trần Minh Quang: "Tôi muốn cùng Hoa Lâm Bình Định bước lên ngôi vị cao nhất của V-League…"   (27/12/2004)
Chúng tôi muốn tạo một địa chỉ văn hóa mới cho thành phố đang phát triển  (20/12/2004)
Nhà thơ Lệ Thu: Phải biết làm người trước lúc làm thơ...   (27/12/2004)
Nếu phải chọn một, tôi chọn chuyên môn   (27/12/2004)
Làm bác sĩ thì quy chế chuyên môn là mệnh lệnh tối thượng   (27/12/2004)
Tác giả kịch bản Văn Trọng Hùng: "Viết kịch, làm thơ: vừa là đam mê, vừa là một phần máu thịt"  (27/12/2004)
Rơchămlan Măng Téo: "Tôi là người luôn mắc nợ…"   (27/12/2004)
NSƯT Nguyễn Kiểm: "Cần nhất là cái tâm với nghề"   (07/11/2004)
Lòng yêu nghề đã giúp tôi vượt qua nhiều thử thách   (01/11/2004)
K'Quy, người Bình Định "dụng võ" nơi buôn sâu Lâm Đồng   (25/10/2004)
Chưa già đâu, tôi còn phải hoàn thành mấy công trình nữa  (25/10/2004)
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Tiến Đạt: Tôi vẫn muốn tìm kiếm, khám phá thế giới con người  (17/10/2004)
Titan càng nghèo đi, tôi càng phải suy nghĩ, sáng tạo   (11/10/2004)
Lập trình viên Lê Hồng Đức: Tôi sẽ dành những sản phẩm trí tuệ cho quê hương   (06/10/2004)