Nghe cha anh chúng ta hát
20:49', 27/9/ 2006 (GMT+7)

Chúng ta đã và rồi sẽ có thêm nhiều ca khúc mới, được nhiều người yêu thích. Nhưng những bài ca ra đời trong khói lửa chiến tranh, những bài ca làm sáng rực những góc rừng Trường Sơn, tiếp thêm lửa nhiệt tình cho hàng triệu con người Việt Nam vững tin vào thắng lợi cách mạng luôn luôn có chỗ đứng riêng trong tâm tưởng của nhiều người. Cha anh của chúng ta đã hát vang những bài ca hùng tráng đó.

Từng là người của thế hệ “đánh Mỹ ba ngàn ngày không nghỉ” chắc chắn không ai không biết đến giai điệu rắn rỏi mà vui tươi của ca khúc Bài ca Trường Sơn (thơ Gia Dũng, nhạc: Trần Chung). Vì miền Nam ruột thịt thân yêu, vì một phần cơ thể của Tổ quốc vẫn còn trong tay giặc cần được giải phóng đã là mệnh lệnh một thời khiến hàng triệu triệu thanh niên miền Bắc phơi phới ra trận. Những dòng quân đi vừa hào hùng vừa lãng mạn đến bất ngờ (bấm vào đây để nghe Bài ca Trường Sơn, NSƯT Trung Kiên trình bày).

 

 

Cảm giác lãng mạn cách mạng đẹp đẽ ấy là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tác, và chính những sáng tác mang âm hưởng hùng ca đó tiếp tục trở thành suối nguồn nuôi dưỡng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Từ những sự lãng mạn cách mạng ấy mà niềm tin tất thắng đã cháy rực lên trong mỗi con tim Việt Nam. Nhịp nhạc đi như nhịp quân hành mãi đến hơn ba mươi năm sau, hôm nay nghe lại vẫn thấy như triệu triệu người như thác lũ dồn về thành phố. Ca từ - giai điệu - tri thức lịch sử trong một phút giao thoa rực rỡ đã phóng lên hình ảnh Việt Nam  hùng tráng.

Không chỉ có những âm điệu hào hùng lao vút vào không gian, “nhạc đỏ” không thiếu những giai điệu mượt mà, tha thiết, sâu lắng. Bước chân trên dãy Trường Sơn – Nhạc và lời: Vũ Trọng Hối; Tình ca, Lên ngàn (Hoàng Việt)... là những ví dụ. Những sáng tác như thế dễ dàng phả vào tâm cảm người nghe nhịp chày giã gạo, tiếng chiêng tiếng đàn t’rưng Tây Nguyên, sắc vàng của đồng lúa miền Nam và sự ấm áp của đồng đất miền Trung đôn hậu… Thậm chí hình ảnh những bà mẹ chiến sĩ ngồi vá áo cũng được khắc họa bằng những nét nhạc hết sức ấm áp, chân tình (bấm vào đây để nghe Tấm áo mẹ vá năm xưa, NSƯT Quang Lý trình bày).

Chiến tranh không bao giờ là điều người Việt Nam mong muốn nhưng nếu phải vì độc lập, tự do và sự toàn vẹn của Tổ quốc thì như Bác Hồ đã khẳng định – Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, chúng ta cũng quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến trường bao giờ cũng khốc liệt nhưng vẫn không thiếu những khoảnh khắc “đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”. Chính từ những sự lãng mạn cách mạng ấy mà niềm tin tất thắng đã rực lên trong mỗi con tim Việt Nam.

Không chỉ có những âm điệu hào hùng lao vút vào không gian, “nhạc đỏ” không thiếu những giai điệu khoan thai mà mênh mông, trầm chắc. Có thể kể đến những sáng tác như: Lời ru trên nương (Nhạc Trần Hoàn – Thơ: nguyễn Khoa Điềm) đã phả vào tâm cảm người nghe nhịp chày giã gạo, tiếng chiêng, tiếng đàn t’rưng, tiếng gió núi sắc nắng Tây Nguyên … Hoặc ca khúc rất nổi tiếng viết về một nhân vật có thật – Người lái đò trên sông Pôkô (Nhạc Cầm Phong – Thơ: Mai Trang). (bấm vào đây để nghe Người lái đò trên sông Pô kô, NSƯT Rơ Chăm Phiang trình bày)

Chúng ta rồi sẽ có thêm nhiều ca khúc mới, được nhiều người yêu thích nhưng những bài ca ra đời trong khói lửa chiến tranh, trong bộn bề của những ngày đầu dựng xây lại quê hương luôn luôn có chỗ đứng riêng trong trí nhớ của mọi người. Tất cả các hãng đĩa đều xác nhận rằng - các album nhạc đỏ không bán nhanh nhưng rỉ rả được tiêu thụ quanh năm và việc tái bản cũng rất đều đặn. Những chương trình mới luôn được đón nhận tích cực.

Những ca khúc như Bài ca hy vọng rõ ràng có thể gọi đó là những nốt nhạc biên niên của lịch sử, thậm chí cũng có thể gọi đó là một thứ di sản tinh thần cho thế hệ mai sau. (bấm vào đây để nghe Bài ca hy vọng, NSƯT Rơ Chăm Phiang trình bày).

Tôi yêu những bài hát mà cha anh tôi đã hát.

  • Kiều Phong

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngây ngất với Kitaro  (27/09/2006)
Những album lạ  (26/09/2006)
Trần Thu Hà và Đối thoại 06  (26/09/2006)