Chủ Nhật, ngày 11/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Tuyến liên vận quốc tế bằng đường bộ Bình Định – Champasak (Lào):
Ghi nhận từ chuyến hành trình đầu tiên
16:21', 10/7/ 2006 (GMT+7)

Sáng ngày 4-7, Công ty cổ phần Vận tải và Kinh doanh tổng hợp Bình Định (VATACO) đã khai trương tuyến vận tải khách quốc tế bằng đường bộ Việt Nam - Lào (Quy Nhơn – Paksé). Đây cũng là chuyến vận tải khách quốc tế đầu tiên từ Bình Định ra nước ngoài. Cùng đi trên chuyến xe đầy ý nghĩa trên, chúng tôi đã cảm nhận được nhiều triển vọng từ tuyến liên vận quốc tế này…

 

Hành trình Quy Nhơn – Paksé

Kết thúc lễ khai trương tuyến tại Bến xe khách trung tâm Quy Nhơn, 5g50 từng hành khách bắt đầu lên xe. Hai nhân viên của VATACO vui vẻ đón từng người rồi bố trí chỗ ngồi theo số ghế đã ghi trên vé. Khoang xe mát rượi, đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn xe khách chất lượng cao.

 

Hành khách đang xem video trên xe

Đúng 6 giờ, xe lăn bánh. Trên xe có 20 hành khách và 4 nhân viên VATACO mặc đồng phục áo màu xanh. Tất cả khách trên xe đều là người Bình Định, nhưng mục đích chuyến đi của họ khác nhau. Tám người là nhân viên của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đang công tác tại Lào, sau thời gian thăm nhà giờ quay lại với công việc của mình; bốn người là chủ doanh nghiệp đi khảo sát thị trường ở các tỉnh  Nam Lào để tìm cơ hội đầu tư; còn lại là những hành khách đi du lịch. Ngồi trên hàng ghế trước, anh Võ Xuân Lễ, quê ở Phù Cát – nhân viên PISICO đang công tác tại Lào, vui ra mặt: “Trước đây, từ Atôpư muốn về thăm nhà tôi phải đón xe lên Paksé, rồi từ đó đón xe Paksé - Đà Nẵng chạy vòng qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), mất đến 2 ngày mới về đến nhà. Còn từ nay chuyện về thăm nhà quá đơn giản rồi, chỉ cần sáng bước lên xe thì chiều được ăn cơm với vợ con”

Khi xe đến ngã ba cầu Bà Gi, phớt lờ những cái vẫy tay đón xe của nhiều hành khách dọc đường, tài xế cứ thế cho xe chạy. “Sao anh không dừng xe đón khách?” – Tôi vờ thắc mắc. “Theo quy định của công ty, để đảm bảo lịch trình và uy tín cho tuyến này, nhân viên không được tùy tiện “bắt” khách dọc đường. Tài xế chỉ được dừng xe đón khách khi các trạm bán vé dọc tuyến đã bán vé cho hành khách đó” - Anh Phan Văn Hùng, tài xế VATACO đáp lại.

Hơn 11 giờ, xe đến thị trấn Ngọc Hồi (KonTum). Dừng xe bên một quán ăn dọc đường ở thị trấn Ngọc Hồi, nhà xe nhã nhặn mời hành khách xuống xe dùng cơm trưa. Quán ăn khá sạch sẽ và tươm tất. Một bữa trưa thật vui vẻ. 11 giờ 30 bữa ăn kết thúc, xe tiếp hành trình.

12 giờ xe đến cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Anh Ty nhận hộ chiếu của hành khách để làm thủ tục xuất cảnh. Riêng tài xế Hùng phải trình thêm giấy tờ xe để làm thủ tục hải quan. Sau 15 phút, các thủ tục hoàn thành. Hành khách mang hành lý đi qua máy kiểm tra rồi lên xe.

Rời cửa khẩu Bờ Y độ hơn 1 km, cửa khẩu Phu Kưa (Lào) hiện ra trước mắt. Sau 10 phút, các thủ tục kiểm soát hộ chiếu, hải quan, đóng lệ phí nhập cảnh vào Lào tại cửa khẩu Phu Kưa đã hoàn tất. Xe chuyển bánh rời cửa khẩu Phu Kưa tiến thẳng vào địa phận CHDCND Lào theo đường 18B vừa mới xây dựng hoàn thành. Con đường nhựa lượn dưới những cánh rừng già. Sau hơn 2 giờ, chiếc xe đã qua khỏi đoạn đường đèo dốc dài gần 60km, bỏ lại sau lưng cánh rừng già xanh bạt ngàn.

 

Xe khách Bình Định vượt qua cửa khẩu Lào

Đường thẳng, lưu lượng xe tham gia giao thông ít, nên chiếc xe cứ thế lao vun vút với tốc độ 80-90km/giờ. Tốc độ xe chỉ chậm lại khi đi qua các khu đông dân cư của các tỉnh Atôpư, SêKông. Vừa chạy, tài xế xe vừa đắc chí: “Giá như ở Việt Nam có những con đường ít người như thế này thì chạy sướng biết mấy”. 18 giờ 10 phút, xe chúng tôi đã có mặt tại Bến xe Km 8, thị xã Paksé.

Đúng như dự kiến, hành trình Quy Nhơn – Paksé với cự ly khoảng 600km đã trải qua hơn 12 giờ. Chừng ấy thời gian ngồi trên xe, nhưng phần lớn hành khách đều tỏ vẻ hài lòng vì chất lượng xe tốt, lái xe an toàn cùng cung cách phục vụ nhiệt tình, chu đáo của nhân viên VATACO.

 

Và chuyện… bất đồng ngôn ngữ!

Sau lượt đi (khai trương tuyến Quy Nhơn - Paksé) khá suôn sẻ, đúng 6 giờ sáng ngày 6-7, chiếc xe vận tải khách mang biển số 77K-7910 của VATACO bắt đầu hành trình lượt về từ Paksé đến Quy Nhơn. Đón 5 hành khách mua vé Paksé - Quy Nhơn từ Bến xe Km8 ở thị xã Paksé, xe chạy thẳng về SêKông để đón thêm nhiều hành khách về Quy Nhơn (đã gọi điện thoại đặt chỗ từ hôm trước). Chiếc xe đang chạy bon bon được chừng 20 km, anh Tý – phụ xe quay sang nhắc tài xế dừng lại khi thấy một thanh niên Lào đứng vẫy tay bên phải đường. Chiếc xe đỗ xịch ngay bên người khách. “Đi đâu?” - Anh Tý xuống xe hỏi theo quán tính như mọi khi “bắt” khách dọc đường ở Việt Nam. Chẳng hiểu anh Tý nói gì, cậu thanh niên “nhả” một tràng tiếng Lào. Cả nhà xe đều ngẩn người ra vì chẳng hiểu cậu thanh niên Lào nói gì. Hành khách người Việt trên xe được dịp cười ngả nghiêng…

Nhận thấy tình huống khó xử, ông Nguyễn Đăng Danh - Giám đốc VATACO không thể ngồi yên được. Sau một hồi vắt óc cố lục lại “tiếng bồi” từ những lần tiếp xúc với các đối tác Lào, ông Danh vỗ tay vào trán như nhớ ra điều gì rồi  xuống xe hỏi cậu thanh niên: “Bay xảy”. “Mưa Atôpư” - Đáp xong, cậu thanh niên người Lào nhảy phóc lên xe. Sau khi cậu ta yên vị trên ghế, ông Danh quay sang giảng giải với nhân viên: “Bay” tức là đi; “mưa” tức là về... “Bay xảy” tức là hỏi họ đi đâu. Nếu họ nói “Mưa Atôpư”, tức là họ muốn về đến Atôpư…”. Nghe ông Danh nói xong, cả 4 nhân viên đều lẩm nhẩm đọc nhiều lần từ “bay xảy”, “mưa…” như bài học vỡ lòng. Vừa đọc, chị Nữ - nhân viên thu ngân VATACO vừa cười sảng khoái khi nghĩ đến tình huống khá bất ngờ trước đó. Chạy thêm một đoạn 3 km, chiếc xe tiếp tục dừng lại khi thấy một phụ nữ người Lào đứng vẫy tay bên đường. “Bay xảy đi đâu” – Anh Hùng, nhân viên VATACO nhanh nhảu xuống xe hỏi. Sau một hồi ngớ người ra vì chẳng hiểu anh Hùng nói gì, người phụ nữ Lào tuôn thẳng một tràng tiếng Lào. Chợt nhớ mình đã nói nhầm, anh Hùng “đính chính” ngay: “Bay xảy?”. “Mưa XêKông” - Người phụ nữ đáp lại. “OK, lên xe đi” - Nói xong, anh Hùng giúp người phụ nữ mang hành lý lên xe. Sau nhiều lần hỏi “bay xảy” những hành khách dọc tuyến đường dài 40km, trên xe đã có 7 hành khách là người Lào.

 

Xe khách Bình Định tại Bến xe km8 Pacxe

Sự trắc trở do bất đồng ngôn ngữ chưa dừng lại ở đó khi nhà xe thu tiền xe của những hành khách người Lào. Loay hoay mãi chẳng biết nói thế nào để thu tiền, như chợt nhớ ra một cách, anh Tý nói với họ: “kip, kip…” (kip là loại tiền của Lào). Chẳng hiểu Tý nói gì, cả hành khách người Lào đều trố mắt nhìn. Nói bằng miệng không được, Tý cho tay vào túi quần móc ra tờ tiền kip Lào rồi chỉ vào đó. Tình hình chẳng cải thiện gì hơn khi họ đều lắc đầu không hiểu. Cuối cùng ông Danh đành phải chọn phương án gọi điện thoại cho một người quen là Việt kiều đang sinh sống tại Lào để nhờ giải quyết tình huống. Sau một hồi lâu học tiếng Lào qua điện thoại, ông cẩn thận ghi: “ngân kíp” là cho xin tiền; “thao đay” là bao nhiêu tiền; “cộp chay lai lai” là cảm ơn nhiều… Cầm tờ giấy trên tay, ông Danh đến bên từng hành khách Lào nói: “ngân kíp”, và ngay sau đó, họ chẳng cần hỏi giá mà liền rút tiền ra đưa. Không biết nói tiếng Lào nên có muốn đề nghị họ trả thêm tiền hơn nữa cũng không được, chị Nữ đành cầm tiền của các hành khách Lào. Chị Nữ nhẩm tính quãng đường so với giá tiền khách Lào đưa. “Paksé – Atôpư khoảng 200km, khách đưa 50.000 kíp (khoảng 80.000 đồng Việt Nam). "Té ra cước vận tải ở Lào cao thật…” - chị buột miệng khi tính ra giá cước hành khách Lào đưa khá hậu hĩnh hơn so với giá cước vận tải khách ở Việt Nam. Quay sang tôi, chị giải thích thêm: “Ở Việt Nam, với quãng đường 200km, giỏi lắm thì hành khách chỉ đưa 40.000 đồng, vậy mà ở đây họ đưa luôn 80.000 đồng mà chẳng hề trả giá”. Có một điều làm tôi khá ngạc nhiên, cho dù hành khách trên xe là già hay trẻ, giàu hay nghèo, tất cả đều trả đúng giá tiền mà chẳng hề trả treo, bớt xén.  

“Chọt, chọt…” – Một thanh niên người Lào chợt đứng chồm trên ghế rồi hét toáng lên khi xe chạy đến SêKông. Quay lại nhìn nhưng chẳng hiểu mô tê gì, tài xế tiếp tục đạp ga cho xe chạy. Ông Danh cẩn thận tra “từ điển” vừa mới ghi được nhưng chẳng có trang nào ghi từ “chọt”. “Chọt, chọt…” – Cậu thanh niên lại hét to hơn khi xe tiếp tục chạy. Đoán được hành động của cậu thanh niên, chị Nữ bảo tài xế: “Chắc họ bảo cho xe dừng lại đấy. Thử dừng xe xem sao”. Quả thật, sau khi chiếc xe dừng lại, cậu thanh niên nhanh chóng mang hành lý nhảy xuống xe. Thấy vậy, chị Nữ cười tâm đắc: “Ha ha, vậy là “chọt” có nghĩa là dừng xe…”. Cũng kể từ XêKông đến Atôpư, mỗi khi nghe tiếng “chọt, chọt…”, tài xế dừng xe lại là có một người xuống. Mở cuốn sổ ra, ông Danh tiếp tục bổ sung từ "chọt" vào… “từ điển” của mình.

Chưa dừng lại ở đó, trắc trở về sự bất đồng ngôn ngữ lại tiếp diễn khi xe đến trạm thu phí cầu đường ở XêKông. Sau khi chiếc xe dừng, một nhân viên trạm thu phí đến bên cửa xe xổ một tràng tiếng Lào. Chẳng hiểu gì, sau một hồi tra “từ điển”, ông Danh hỏi lại nhân viên thu phí: “Thao đay? (nghĩa là bao nhiêu tiền)”. “Mừng phanh (nghĩa là 10.000 kíp)” – Nghe rõ, nhưng từ này chưa có trong “từ điển” nên ông Danh đành chìa tờ giấy ra bảo nhân viên thu phí ghi vào đó… Ngay sau đó, con số 10.000 được ghi nguệch ngoạc trên tờ giấy. Qua khỏi trạm thu phí, ông Danh đến ngồi bên một thanh niên Lào còn lại trên xe, nhờ chỉ thêm vốn ngôn ngữ Lào. Ghi từ con số: 1, 2, 3…; 10, 20, 30…; 100, 200, 300… lên tờ giấy trắng, ông Danh nhờ anh ta phát âm rồi cẩn thận ghi vào tờ giấy.

Khi xe về đến địa phận Việt Nam, ông Danh thở phào rồi dặn dò nhà xe: “Rút kinh nghiệm lần này, sau này mỗi xe vận tải khách Quy Nhơn – Paksé phải được trang bị thêm một tấm bảng ghi những từ thông dụng để trao đổi với hành khách Lào. Có như vậy mới thu hút được khách Lào và phù hợp với tiêu chuẩn tuyến vận tải khách quốc tế…”

Chuyện bất đồng ngôn ngữ giữa nhà xe và hành khách Lào quả là những kỷ niệm vui và thật khó quên đối với nhà xe và hành khách người Việt trên chuyến xe hôm ấy. Và hơn nữa, đó còn là bài học kinh nghiệm cho Vataco nói riêng và cho những ai muốn hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài.   

  • Anh Tú

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ai chở mùa hè của em đi đâu?   (10/07/2006)
Ân Sơn - Nhà đẹp, ở sướng, nhưng dân chưa vui  (07/07/2006)
Hoài Ân: Nhức nhối trẻ vào Nam kiếm sống  (05/07/2006)
Quy Nhơn mùa tuyển sinh  (05/07/2006)
Ác mộng bò lai  (04/07/2006)
Mùa gạch ế  (03/07/2006)
Khúc bi tráng của đời một người tìm mộ  (29/06/2006)
Chuyện học ở Nhơn Lý  (26/06/2006)
Những người nói không với thuốc lá  (23/06/2006)
Chuyến xe bão táp  (23/06/2006)
Công trình bờ kè chống xói lở Ân Thạnh: Vì sao vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng ?  (21/06/2006)
Nhiệt huyết của một người mắc bệnh máu khó đông  (21/06/2006)
Trường THCS Phước Sơn: Trầm kha căn bệnh thành tích  (20/06/2006)
Cầy tơ ký sự   (16/06/2006)
Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược   (15/06/2006)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn