Thứ tư, ngày 1/1/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Lao đao làng rau mùa lũ
8:52', 24/11/ 2008 (GMT+7)

Nhơn Phú từ lâu là địa phương sản xuất rau cho TP Quy Nhơn và cả những vùng xa phía bắc tỉnh: Bình Dương, Bồng Sơn… Màu xanh đẹp đủ sắc của làng rau mấy ngày qua chìm sâu trong nước.

 

Chị Nguyễn Thị Cúc ở tổ 6, KV 6, phường Nhơn Phú bơ phờ nhìn đám hành bị lũ vùi dập. Ảnh: Q.K

 

Người làm rau Nhơn Phú đều biết “xuống giống” sớm lứa rau này là nhiều mạo hiểm nhưng vẫn làm đều khắp. Có 2 lẽ: làm được rau sớm giá bán có cao hơn và điều quan trọng là, nhiều năm gần đây, thời tiết hầu như không còn theo quy luật. Có năm đã hết mưa lụt từ đầu tháng mười, có năm cuối tháng mười một còn lụt lội. Nhà người xới đất trồng thì cũng trồng theo, để đất trống như một sự lười nhác. Người dân làng rau ngoài hạt lúa đủ ăn, nguồn chi phí chính cho mọi thứ trông chờ vào mấy luống rau, ngơi tay là trống túi. Và chấp nhận phiêu lưu.

* Mùa chấp nhận

Nhưng cái giá không hề nhỏ. Người ít vốn chỉ gieo trồng giống ngắn ngày như cải xanh, xà lách, cải cúc… trên khoảnh vườn ngập nước, vốn liếng đi tong chỉ vài ba trăm ngàn. Người làm dưa leo, ngò, hành hương tổn thất rất đáng kể. Mỗi sào vườn (500 mét vuông) phải xuống giống cả tạ hành giống, chưa kể mọi chi phí khác, riêng củ giống đã phải bỏ ra đến gần 3 triệu đồng! Rau ngò (rau mùi) ít hơn cũng tốn đến tiền triệu. Dưa leo cao sản mùa tháng chạp tuy tiền giống không nhiều nhưng chi phí cho cây choái để dây leo hoặc lưới cũng kha khá. Nước lũ ngập trắng lăng, trừ rau muống nước còn cố ngoi lên từng ngày qua rác rìu, mọi thứ đều hư hại, trăm phần trăm hư hại. Mỗi nhà, gieo trồng cải, cúc cũng mất 500 - 600 ngàn, loại rau cao giống tổn thất cũng đến 3-5 triệu đồng.

Lội nước về vùng rau, đến bất kỳ đâu chúng tôi cũng gặp cái lắc đầu ngao ngán và những chép miệng tiếc nuối. “Mất hết rồi, phải chấp nhận chớ biết sao”, những người làm vườn cùng một giọng cam chịu. Mà họ còn cách nào khác?

 

Nhặt nhạnh rau muống trong cơn lũ. Ảnh: Q.K

 

* Rau đồng và rau núi

Thực ra vốn chẳng hề khác nhau cách trồng, chăm sóc các loại rau đồng và rau núi. Vùng rau Nhơn Phú trồng đủ các loại rau quả: dưa leo, khổ qua, cải, xà lách, rau má, rau muống, rau thơm… nôm na là la-ghim. Chỉ khác, các diện tích rau núi xưa nổi tiếng là rau cho mùa đông, khi rau đồng không thể canh tác. Giờ như đã nói, đất đồng bằng cũng không ngơi. Chỉ khác về thiệt hại khi lũ về.

Anh Nguyễn Văn Tư ở khu vực 6 chuyên sống nghề rau hơn 40 năm qua với hơn 3 sào đất xuống giống hành hương và dưa leo, lứa này mất vốn đến gần 4 triệu đồng. Nói chuyên bởi ngoài mấy sào ruộng, hàng chục năm qua anh không hề loay hoay chuyển đổi, tìm kiếm phương thức sống nào khác ngoài trồng rau. Và lứa này bù lứa khác, may bù rủi, gia đình anh hoàn toàn sống được bằng nghề la-ghim. Như nước đồng đầy lên từ mùa lũ, anh chuyên tâm với rau quả mùa nào thức nấy, thu nhập luôn ổn định và thuộc diện hộ khá ở nông thôn. Siêng năng và chuyên tâm, nghề rau ở Nhơn Phú nhắc tới tên anh ai cũng biết. Giờ lứa này “trời” lấy vốn, anh lại ủ sẵn giống trên các nền cao chờ nước rút xới đất “hạ thổ” cho kịp lứa tháng chạp. Không đủ lực như nhà anh Tư, những hộ nhỏ lẻ hơn, hư hại giống má hoặc sản phẩm trên dưới 1-2 triệu đồng hầu khắp sẽ vất vả hơn. Họ rồi cũng “không cho đất nghỉ” nhưng vốn ít chỉ có thể đầu tư cho các loại rau bỏ ra tầm tiền trăm ngàn như cải, cúc…

Ông Võ Ngọc Toản, Bí thư Đảng ủy phường Nhơn Phú: Diện tích canh tác rau của địa bàn khoảng trên dưới 45 ha. Tất nhiên con số doanh thu 70-80 triệu đồng trên một ha năm là tính theo 5-8 vòng (là số lần, lứa rau trên diện tích canh tác). Thu nhập nghề rau có cao hơn lúa nhưng đầu tư công, của cũng lớn hơn. Trừ các khu vực 3, 4, 5 trồng rau muống, rau lang, rau má ít bị ảnh hưởng, các khu vực la-ghim 6, 7, 8 của địa phương chịu tổn thất khá nặng dù khó có thống kê chính xác.

Người Nhơn Phú có gần 5 ha đất cải tạo lâu năm trồng rau trên các triền núi Vũng Chua, Núi Cấm. Không bị nước lũ ngập úng hư hại trăm phần trăm như rau đồng, làng rau núi cũng liểng xiểng. Trừ rau thơm, các thứ rau lá khác gặp mưa to đều giập lá, vài hôm sau là thối rữa. Các anh Lê Văn Nay, Lê Văn Nghĩa (khu vực 7) từng “thắng đậm” khi mỗi ký hạt ngò gieo đã thu 3-5 triệu đồng, giờ mới sương phân cho cây rau mùi mơn mởn chuẩn bị thu hoạch gặp mấy ngày mưa như trút, mấy chục luống rau dự tính thu tiền chục triệu đã tã tượi hoàn toàn, thất thu hoàn toàn. Ông Lê Văn Phụng, Nguyễn Ba (khu vực 8) chưa dám làm rau mềm lá, trồng dưa leo cao sản cũng không tránh khỏi tổn thất.

Chúng tôi thấy hàng hàng dưa đang nghèn nghẹn sau mấy ngày mưa tầm tã, trổ bông chuẩn bị cho mùa chạp, còn lứa nhỏ hơn một số đang lụi dần vì giập lá, mới thấy, dù ở thế “trên cao”, dân la-ghim cũng lơ ngơ. Rau đồng và rau núi cũng buồn như nhau. À không, chỉ có thể như nhau nếu rau đồng tính phần đầu tư còn rau núi tính phần thiệt hại, còn đầu tư lớn kiểu anh Nay, anh Nghĩa thì thiệt hại đến cả chục triệu đồng!

* Vẫn còn chợ rau

Lâu nay Nhơn Phú nổi tiếng chợ rau, không phải vì nguồn hàng nó cung cấp mà vì cách nhóm chợ. Có xê dịch ít nhiều nhưng chợ rau Nhơn Phú nhóm từ 12 giờ đêm (trước đây) và nay là 3-4 giờ sáng. Người mua kiểm tra rau bằng đèn dầu, ngã giá rồi gom, nhanh chóng. Cũng người trong vùng cả thôi, người sản xuất, kẻ phân phối. Chợ giải tán chưa thấy mặt người. Rau phải lên xe đi khắp. Đến những vùng xa phía bắc tỉnh cả trăm cây số. Lúc vào La Hai, Xuân Phước, An Khê của các tỉnh bạn Phú Yên, Gia Lai… Mùa lũ, vì uy tín “bổn tiệm”, chợ rau đêm Nhơn Phú “nhập” hàng từ Gia Lai về để phân phối các nơi, dù giá có cao hơn. Ngày này, ra chợ, cải ngọt, cải thìa phải từ 10.000-15.000 đồng/ký. Xà lách xoan đến 25.000 đồng/ký. Bó rau muống lèo tèo cũng đến 1.500đồng. Cái giá rau mùa lũ cũng làm người trồng rau ngạc nhiên. Khi chính mình đi mua chút lá rau về cho bữa ăn họ mới sững sờ rồi lại tiếc đám rau mình đang ngập chìm và thối rữa trong dòng nước lũ.

Nhưng vẫn còn chợ rau Nhơn Phú, không thể khác. Chị Đỗ Thị Là, Nguyễn Thị Thơm, Lê Ngọc Hiệp, những người cung cấp rau cho các nơi ngoài ít nhiều rau gom được của Nhơn Phú đã bổ sung bằng các nguồn từ Gia Lai qua điện thoại. Thương hiệu rau Nhơn Phú cần được bảo tồn. Tuy giá có cao hơn như đã nói, nguồn Nhơn Phú chưa hề đứt rau cho các bạn hàng.

 

Những rò dưa leo trên núi cũng gắng gượng xanh. Ảnh: L.H.L

 

* Lời kết cho bùn non

Tôi là người Nhơn Phú. Cha mẹ, anh chị em tôi mấy chục năm qua sống bằng nghề trồng rau. Nhà tôi cũng có mấy em gái, em dâu buôn bán rau. Mọi người dân vùng rau đều bị thiệt hại ít nhiều trong đợt lũ vừa qua. Làng xóm cũng vậy. Thím Năm Xuân nói như khóc khi mảnh vườn hơn ngàn mét vuông của bà hoàn toàn bị san phẳng, nước còn ngập lênh láng.

Bạn tôi, nhà báo tỉnh cùng đi không giấu nổi vẻ xúc động, anh chưa quen với đời sống nông dân dù đã đi nhiều, viết nhiều. Dẫu sao, đời sống phố thị nhiều năm qua và đồng lương ổn định cũng khiến anh mỗi lần nghe thấy kiểu xót ruột của người quê vài trăm ngàn, một đôi triệu như sự lạ dù năm nào cũng đi, cũng viết. Có gì như sự chai lỳ hay vô tâm trong đời sống đang ngày được nâng lên hiện nay. Bạn nhà báo của tôi không hề có lỗi. Nhưng khi anh hỏi thăm đồng chí Bí thư Đảng ủy phường rằng địa phương có hỗ trợ gì cho dân trồng rau không, tôi hiểu anh đã xa rời thực sự đời sống nông dân, cái gốc của hầu hết chúng ta. Không có bảo hiểm nào cho nông dân cả. Nhưng lội bì bõm vào nhiều nhà dân đang héo hắt vì rau ngập úng, sau mấy thông tin buồn thiệt hại đã lại nghe họ chuẩn bị cho vụ gieo trồng mới. Nhất là bùn non sẽ làm tốt rau, ít tốn phân. Họ lại hy vọng cho lứa rau mùa tết. Mắt bạn tôi lại ánh lên niềm vui. Không thể không hy vọng!

  • Lê Hoài Lương
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Học sinh ở trường là… “thượng đế”  (22/11/2008)
Kỳ 11: Nối những đôi bờ  (17/11/2008)
Trái cây rong trên đất Sài Gòn  (17/11/2008)
Chuyến đi cho tôi hiểu biết thêm về đất nước  (15/11/2008)
Kỳ 10: Những người “đếm” phù sa, “đo” nước sông Côn  (11/11/2008)
Thợ giày đặc chủng  (10/11/2008)
Kỳ 9: Hương vị của dòng sông  (06/11/2008)
Kỳ 8: Trên đất “thang mộc”  (03/11/2008)
Kỳ 7: Ghi dấu lưu dân  (02/11/2008)
Giữ lấy nghề xưa  (01/11/2008)
Kỳ 6: Dòng sông thuỷ điện  (28/10/2008)
Nắm bắt mọi cơ hội và thêm một chút “liều”…  (25/10/2008)
Kỳ 5: Chuyện một anh hùng ba lần bắn rơi máy bay Mỹ  (24/10/2008)
“Tuần Bình Định” ở xóm ghe Vũng Tàu  (22/10/2008)
Kỳ 4: Kỳ bí hang Dơi   (21/10/2008)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn