NGƯỜI ĐẠT GIẢI NHẤT TRONG HỘI THI “KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” CẤP TỈNH:
“Tôi không thể chuyển hết cảm xúc của mình về Bác”
8:56', 24/5/ 2008 (GMT+7)

Trong Hội thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp tỉnh được tổ chức tại TP. Quy Nhơn vừa qua (14 -16.5), thí sinh Trần Thị Hà (Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh) tham gia với câu chuyện “Bác hóa thân ngày ấy” hết sức sinh động và giàu cảm xúc. Chị đã đạt giải nhất và được chọn dự thi Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đây không phải là lần đầu chị đạt giải cao trong các cuộc thi như vậy…

 

Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Thanh trao giải nhất Hội thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thí sinh Trần Thị Hà. Ảnh: Văn Lưu

 

* Người “có duyên” với những hội thi

Có năng khiếu văn nghệ, từng đạt giải trong các cuộc thi văn nghệ ở quê nhà (Hoài Ân) và được “mượn” đi diễn văn nghệ các cấp, ấy vậy mà, suốt bảy, tám năm trời vào làm ở Cảng Quy Nhơn (từ năm 1990), chị lại “im hơi lặng tiếng”. Môït phần vì bận bịu con nhỏ, phần lại lo học đại học tại chức Luật. Thế rồi, qua một vài lần thi hát karaoke, văn nghệ ở cơ quan, mọi người phát hiện: chị quả là “cây” văn nghệ.

* Chị có nhớ cuộc thi đầu tiên mà mình tham gia?

- Đó là vào năm 1997, tôi tham gia cuộc thi tìm hiểu Bộ Luật Lao động do Ban Nữ công của Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức. Cơ quan cử tôi đi. Do vừa mới tốt nghiệp Đại học Luật nên cuộc thi đối với tôi khá thuận lợi. Tuy nhiên, vì chưa có kinh nghiệm nên tôi chỉ đạt giải khuyến khích. Kế đó, tôi tham gia thi Tìm hiểu về kiến thức gia đình do Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức. Lần này tôi đạt giải ba. Có lẽ vì tính tôi sôi nổi, thích hoạt động phong trào ở cơ quan nên cơ quan mới cử đi thi các cuộc thi phong trào. Không ngờ, mình cũng có chút duyên với chúng…

Năm 2005, Website Đảng Cộng sản phối hợp với một số đơn vị tổ chức phát động cuộc thi Tìm hiểu 60 năm nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh 2.9. Trong tổng số 11.576.000 bài thi của cả nước gởi về, bài thi của chị Hà đã giành được giải 3 (giải cá nhân). Đêm 29.9.2005, chị vinh dự có mặt tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội) để nhận giải…

* Chị có thể kể lại đôi điều về cuộc thi tầm cỡ này?

- Thật ra, trước khi cơ quan phát động cuộc thi, tôi đã có sẵn một ít tư liệu rồi. Tôi cóp nhặt, tìm kiếm thông tin vì nghĩ nó có thể có ích cho các con. Vả lại, tôi có một lợi thế là bố chồng tôi có cả một kho tư liệu với đầy đủ các loại sách Đông Tây kim cổ, nhất là các tài liệu về Quốc hội Việt Nam từ những ngày đầu thành lập nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tôi tìm hiểu, thu thập tài liệâu từ nhiều nguồn. Cái gì không biết hoặc cảm giác chưa chắc thì hỏi thêm bố, nhờ ông góp ý bổ sung. Tuy vậy, thời gian viết và hoàn thành bài thi này cũng mất cả tháng, dày đến 300 trang khổ giấy A3.

Theo tôi, không riêng cuộc thi này mà tất cả các cuộc thi khác ngoài những thông tin trả lời chính xác câu hỏi thì mình còn phải đưa ra được những lập luận, chính kiến của mình và đưa ra được những dẫn chứng thuyết phục. Cũng may, bố chồng tôi là người am hiểu rộng trên nhiều lĩnh vực nên những góp ý của ông rất xác đáng.

Năm 2006, Cảng Quy Nhơn tham gia cuộc thi Tuyên truyền viên Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức, bài hùng biện của chị được đánh giá là hay nhất. Cũng trong năm này, chị đạt giải nhất Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi do Đảng bộ khối Doanh nghiệp tổ chức. Ngoài ra, chị cũng là một “hạt nhân” văn nghệ của đơn vị.

* Tôi không thể chuyển tải hết cảm xúc của mình về Bác

* Trong những cuộc thi ấy, chị tâm đắc nhất cuộc thi nào?

- Đó là cuộc thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Song, càng tìm hiểu, tôi càng cảm giác như mình chưa biết gì nhiều về Bác. Tôi hầu như không thể chuyển tải hết cảm xúc của mình về Bác. Cuộc thi này không “khô, cứng” như những cuộc thi trước vì lẽ cuộc đời của Bác Hồ quá phong phú, sinh động, gắn liền với những thời khắc khác nhau của cách mạng, của đất nước. Mỗi lời nói, mỗi việc làm rất đơn giản trong đời thường của Bác cũng đều chứa đựng một tình yêu bao la về đất nước, con người Việt Nam; là một bài học về nhân cách, trí tuệ, đạo đức làm người. Những bài học ấy không “đao to búa lớn” mà nhẹ nhàng thấm sâu vào lòng người… 

Trong số rất nhiều mẩu chuyện kể về Bác, chị Hà đã chọn câu chuyện “Bác hóa thân từ ngày ấy” của nhà văn Sơn Tùng (tạp chí Biển Xanh 9.2004) ghi theo lời kể của ông Vũ Kỳ là thư ký của Bác trong suốt 24 năm để thể hiện. Theo chị, câu chuyện không chỉ viết về những ngày tháng cuối cùng của vị Chủ tịch nước vĩ đại mà qua đó chuyển tải cả một chân dung của bậc đại nhân, đại trí, đại dũng tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam.

Cảng Quy Nhơn đã tạo điều kiện cho chị Hà chuẩn bị cho cuộc thi này. Về phía mình, chị cũng cố gắng tìm kiếm tư liệu thêm để minh họa cho câu chuyện kể sinh động. Để có được những cuốn băng tư liệu về những ngày trước lúc Bác đi xa mãi mãi, nhờ bạn bè tìm mua không có, chị phải đích thân ra Hà Nội lùng mua từ những người bán hàng lưu niệm. Khi chị trình bày phần thi của mình ở Hội thi, không chỉ người theo dõi trực tiếp mà cả người theo dõi trên sóng BTV cũng đã không cầm được nước mắt…

Chị Trần Thị Hà, sinh năm 1968, hiện là Phó Phòng Tổng hợp Cảng Quy Nhơn. Có 2 bằng đại học: Luật và Ngoại ngữ.  

Chị Hà là thành viên trong Đoàn Luật sư của tỉnh, có mở văn phòng tư vấn luật Hoàng Tuấn tại 62 Lê Duẩn- Quy Nhơn.

* Chất giọng truyền cảm hình như cũng là “lợi thế” rất lớn của chị?

- Cha tôi quê ở Hoài Ân, tập kết ra Bắc lấy vợ người Hưng Yên. Nói cho vui thì tôi thuộc thế hệ F1 , sinh ra và lớn lên ở ngoài Bắc, năm 1976 mới trở về quê hương. Ngày trước tôi nói không hay. Khi tham gia cuộc thi Tìm hiểu kiến thức gia đình, tôi học thuộc lòng và thu vào máy cát - sét. Lúc mở ra nghe lại thì thật khó nghe vì nó quá lủng củng, lộn xộn. Tôi đến nhờ cô Tuyết (dạy ở Trường Chính trị tỉnh) bày cho cách trình bày đề cương của một bài diễn thuyết, từ cách dẫn dắt vấn đề, giải quyết vấn đề đến kết thúc vấn đề như một bài văn hoàn chỉnh. Khi đã nắm được vấn đề, soạn được đề cương thì việc luyện cách thể hiện cũng không còn khó nữa.

Trở lại với câu chuyện “Bác hóa thân ngày ấy”, không hiểu sao mỗi khi đến đoạn  “…trong căn nhà hầm giản dị, cách nhà sàn của Bác không xa, trên chiếc giường gỗ đơn sơ, Bác nằm im thanh thản…” tôi lại thấy xúc động trào dâng. Có lẽ, vì Bác sống quá đỗi giản dị, đơn sơ. Nâng niu hết thảy chỉ quên mình!.

* Tham gia phong trào - công việc: mối quan hệ tương hỗ

* Không ít người vẫn quan niệm rằng quá hăng hái tham gia công tác phong trào thì không còn nhiều thời gian để toàn tâm toàn ý cho công việc chuyên môn của mình. Ý kiến của chị về vấn đề này như thế nào?

- Tôi cho rằng tham gia phong trào cũng là một nhiệm vụ mà cơ quan giao phó. Thậm chí, đôi khi còn thấy mệt mỏi và bị áp lực hơn so với công việc chuyên môn nhiều. Bởi lẽ, thắng hay thua không còn là chuyện của cá nhân nữa, vì mình đại diện cho cả cơ quan. Tôi may mắn là được cơ quan luôn giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tinh thần lẫn vật chất để an tâm đi thi.

Tôi công tác tại phòng Tổng hợp, phụ trách phần khánh tiết, tiếp khách của đơn vị. Tiếp xúc với khách khứa nhiều đã tạo cho tôi kỹ năng giao tiếp tốt và tự tin. Do vậy, tôi không mất bình tĩnh khi đứng trước giám khảo hay đám đông khán giả. Ngược lại, kết quả đạt được trong các cuộc thi càng giúp tôi tự tin hơn trong giao tiếp, xử lý tình huống nhanh nhạy. Nói tóm lại, đối với tôi, tham gia hoạt động phong trào và công việc chuyên môn có mối quan hệ tương hỗ. Ngoài ra, tôi cũng có cách tìm kiếm thông tin, hình ảnh rất nhanh; việc soạn đề cương, học cách thể hiện cũng không vất vả lắm nên không chiếm nhiều thời gian của công việc. Thậm chí, đôi lúc bình thường thì tôi có thể quên mất, đến khi lên thi thì tôi lại nhớ ngay. Giống như phản xạ có điều kiện vậy.

* Khéo ăn nói, chị “áp dụng” trong việc dạy con cái như thế nào?

- Tôi có hai con trai, học lớp 11 và lớp 7. Bản tính con trai nói chung đều rất bướng, ưa ngọt nên đôi lúc phải lựa lời mà nói với con, tôi luôn cố gắng tránh làm mất thể diện của con trước mặt người khác.

* Cám ơn chị!

  • Thu Hà (thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Già làng Đinh Văn Nháo: "Còn sống, tôi còn tuyên truyền, vận động bà con…"  (22/05/2008)
Tài nguyên núi Bà đang bị xâm hại  (19/05/2008)
“Mãi khắc ghi trong tim lời Bác dạy”  (17/05/2008)
Ế ẩm cây cau An Lão  (12/05/2008)
Vì những chuyến tàu hạnh phúc  (10/05/2008)
Kỳ cuối: Dọc đường Trường Sa  (07/05/2008)
Kỳ 2: Tâm tình lính đảo  (06/05/2008)
Đất thiêng trên biển  (05/05/2008)
“Nổ tung” cùng Vũ  (28/04/2008)
Tôi sống hết mình với phần còn lại…  (26/04/2008)
Cá Nhơn Lý   (21/04/2008)
Dấu ấn của một Bình Định giàu tiềm năng và truyền thống văn hóa  (19/04/2008)
Bài II: Chỉ đạo chuyên môn: nhiều cơ quan!   (15/04/2008)
Thổ cẩm Hoài Ân   (14/04/2008)
Bài I: Ách tắc ngay từ khâu quản lý tài chính y tế   (14/04/2008)