Thứ hai, ngày 14/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Bản sắc nhà rông
20:9', 20/11/ 2011 (GMT+7)

Chúng tôi đã đi đến gần một nửa số làng đồng bào dân tộc Bana Kriêm ở huyện Vĩnh Thạnh để ngắm và nghe những câu chuyện về xây dựng nhà rông. Ôi, những mái nhà rông mới hoành tráng nhưng cũng thật buồn bã.

 

Luyện tập cồng chiêng và múa xoang trong nhà rông truyền thống làng Hà Rơn.

 

Nhiều nhà rông “được cho” 

Theo đề tài nghiên cứu khoa học “Văn hóa làng Bơhnar Kriêm” của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Yang Danh, nhà rông là một trong năm cái chung cơ bản của các làng Bơhnar Kriêm (Bana Kriêm) Bình Định. Mọi người trong làng khi làm nhà mình xong thì phải đóng góp thêm nhiều công sức tham gia làm nhà rông bằng những vật liệu trong rừng, vật liệu tìm kiếm tại địa phương như gỗ, tre, nứa, song mây, tranh lá… nên mỗi một nhà rông được dựng thành công là trí tuệ, công sức tập thể dân làng đóng góp nên, là nét đặc trưng, tiêu biểu của nền văn hóa làng.

Huyện Vĩnh Thạnh là nơi có đông người dân tộc Bana Kriêm sinh sống nhất trong tỉnh. Hiện tại cả huyện đã có 27/29 làng đồng bào dân tộc Bana Kriêm có nhà rông. Điều đáng nói là rất nhiều nhà rông được dựng trong những năm gần đây đã không còn giữ được bản sắc truyền thống. Xã Vĩnh Sơn là xã đặc biệt khó khăn nhưng cả 4 làng K2, K3, K4, K8 đều đã được xây dựng nhà rông mới. Công ty cổ phần sản xuất thương mại Vĩnh Thạnh đã thi công theo cùng một kiểu mái lợp ngói, cột và cầu thang lên xuống bằng bê tông, vách gỗ, có nhiều cửa ở vách trước… nên chỉ còn mỗi kiểu dáng bên ngoài là phần nào giữ được truyền thống. Cá biệt nhà rông mới được khánh thành vào đầu năm 2011 ở làng K8 có tên gọi: Nhà văn hóa cộng đồng trong khi trước đó đã có một ngôi nhà cấp 4 được xây dựng làm nhà văn hóa thôn ngay bên cạnh. Ông Đinh Xoa, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Sơn, cho biết: “Việc triển khai thực hiện xây dựng nhà rông do Ban quản lý dự án của huyện và đơn vị thi công từ nơi khác đến làm. Nhà rông trước khi dựng mới có tham khảo ý kiến dân làng, mọi người thấy các loại vật liệu hiện đại giúp nhà rông bền hơn kiểu truyền thống mà thời gian làm lại nhanh hơn nên chấp nhận…”.

Cũng có cách thức dựng nhà rông như xã Vĩnh Sơn nhưng còn “hiện đại” hơn là các nhà rông làng K6, O2, Đaktra của xã Vĩnh Kim do Công ty TNHH Tuấn Minh thi công. Những nhà rông này không chỉ có cột, cổng bê tông mà sàn cũng đổ bê tông lát gạch hoa, mái lợp tôn… khiến nhà rông mất cả bản sắc. Ông Đinh Đâu, Trưởng làng K6, cho biết: “Nhà rông của làng được xây dựng từ năm 2005 không đúng truyền thống do những thợ từ nơi khác đến làm”. Hiện tại trong nhà rông này chỉ để tủ đựng tài liệu, mấy bộ bàn ghế phục vụ các hoạt động hội họp.

Kinh phí xây dựng nhà rông thường lấy từ dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng, vốn Ngân hàng Thế giới (WB), vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của Chương trình 135… với mức đầu tư từ vài trăm triệu đến hơn nửa tỉ đồng, do các công ty đấu thầu thi công. Các nhà rông mới khác nhiều về chức năng, cách thức xây dựng… so với nhà rông truyền thống nên đều được để biển là “nhà văn hóa”. Vậy nếu hiểu theo đúng tên gọi thì đây cũng là nhà văn hóa như ở các thôn, khu phố của người Kinh?!

 

Làng Tơ Lốk đã dựng được nhà rông thực sự đúng truyền thống.

 

“Đỏ mắt” tìm nhà rông đúng truyền thống

Trong khi các làng đồng bào dân tộc ít người ở trên núi cao xây nhà rông kiểu mới, thì ngược lại các làng đồng bào dân tộc ít người ở dưới vùng thấp lại cố gắng giữ gìn kiến trúc truyền thống cho nhà rông. Thị trấn Vĩnh Thạnh hiện có hai làng đồng bào dân tộc ít người là Hà Rơn và làng Klotpok thì đều dựng nhà rông theo kiểu truyền thống.

Chúng tôi tìm đến nhà rông làng Hà Rơn giữa lúc nhà rông đang có vài chục nam nữ thanh niên tập luyện đánh cồng chiêng, múa xoang phục vụ các ngày lễ sắp tới. “Năm 2009, làng mình đã dựng lại nhà rông theo cách truyền thống, hầu hết các loại vật liệu đều được khai thác từ thiên nhiên…”, một thanh niên hào hứng giới thiệu. Nhà rông làng Hà Rơn thuộc dạng “điệu” nhất trong số các nhà rông ở Vĩnh Thạnh qua cách làm cầu thang bằng gỗ có đục đẽo các hình khối, hàng cột gắn rượu cần và các con vật đẽo bằng gỗ, chi tiết trang trí bên trong. Làng Thạnh Quang (xã Vĩnh Hiệp) dựng nhà rông truyền thống theo phong tục riêng, còn làng Tà Điệk (xã Vĩnh Hảo) thì cố gắng giữ bộ khung, cột gỗ nhà rông cũ để làm “phần hồn” khi dựng lại mới… Các nhà rông này xây dựng trên đất làng tái định cư, sử dụng kinh phí đền bù và huy động dân làng trực tiếp làm nên kinh phí thấp hơn nhiều so với xây dựng mới… nhà văn hóa. Tuy nhiên các nhà rông này vẫn dùng tôn đỏ, xanh để lợp mái với lý do vật liệu tranh bây giờ khó kiếm, không bền lâu… đã phần nào làm giảm giá trị của nhà rông truyền thống.

Điều bất ngờ là sau khi đã tham quan hơn chục nhà rông ở nhiều xã của huyện Vĩnh Thạnh, chúng tôi đã tìm được một nhà rông xây dựng đúng với nhà rông truyền thống. Đó là nhà rông của làng Tơ Lốk (xã Vĩnh Thịnh). Trong khi hầu hết dân trong làng đều đã ở nhà xây kiên cố, khang trang thì nhà rông lại dựng đúng theo truyền thống. Ông Đinh Nang, phó làng Tơ Lốk, tự hào khoe: “Làng chúng tôi chuyển xuống tái định cư nơi đây từ sau ngày giải phóng, nhưng mãi đến cách đây khoảng 5 năm mới dựng nhà rông. Dân làng họp bàn quyết định phải hợp sức dựng nhà rông theo đúng truyền thống. Làng phân công mỗi hộ gia đình phải lo một khối lượng vật liệu cụ thể, nhất là lá tranh. Nhờ vậy nhà rông truyền thống đã được hoàn thành đẹp khiến dân làng ai cũng sướng cái bụng”.  

 

Nhà rông làng K6 được “hiện đại hóa” khi xây dựng.

 

Giữ gìn di sản cho đời sau

Nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết “Nhà rông, hồn của làng” đã kể kỷ niệm khi cùng một đoàn làm phim đến dựng một nhà rông mới hoành tráng theo kiểu cổ tại một làng đồng bào dân tộc Bana ở tỉnh Gia Lai để quay phim. Một năm sau ông trở lại thì thấy nhà rông mới bị hoang phế, bởi dân làng chỉ đến sinh hoạt ở nhà rông cũ đã có từ lâu. Khi ấy nhà văn mới nhận ra: “Chúng tôi đã làm một việc thật vô duyên, dại dột: đem cho làng một cái nhà rông. Đem cho người ta cái không thể nào đem cho được. Một cái nhà rông đem cho, dù người cho là ai, dù với thiện chí chân thành đến bao nhiêu và đẹp đẽ đến mấy, sao chép giỏi đến mấy kiểu nhà rông đúng nhất, cổ xưa nhất, vẫn là một ngoại vật, một dị vật trong đời sống của làng. Nó không bao giờ có thể trở thành nhà rông làng... vì nó đã không được sinh ra đúng như một nhà rông thông thường xưa nay vốn được sinh ra…”.

Việc xây dựng nhà rông ở huyện Vĩnh Thạnh là một chủ trương đúng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên việc chưa nhận thức được sâu sắc ý nghĩa cộng đồng của “di sản nhà rông” nên cách triển khai còn lệch lạc. Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có các mục tiêu: bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phải phù hợp với tình hình thực tế. Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số… Do đó, cần tiến hành đánh giá một cách cụ thể, khoa học về việc xây dựng nhà rông ở huyện Vĩnh Thạnh nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung trong những năm qua. Bởi nhà rông là một di sản tiêu biểu của các làng đồng bào dân tộc cần được bảo tồn và phát huy, dù có đổi mới như thế nào thì cũng phải gìn giữ cho được phần “hồn làng”...

  • Hoài Thu
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
KỲ CUỐI: ẤN TƯỢNG VỀ ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI  (13/11/2011)
Săn cá niên  (13/11/2011)
KỲ 3: “HỒN VIỆT” TRÊN ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI  (13/11/2011)
KỲ 2: VIÊN CHĂN - THỦ ĐÔ YÊN BÌNH  (12/11/2011)
Hành trình trên đất nước Triệu Voi  (10/11/2011)
“Tôi không hối tiếc khi chọn bóng đá”  (06/11/2011)
Trường học ở phía trước…  (30/10/2011)
Khúc tráng ca ở vũng Lộ Diêu  (22/10/2011)
“Ngôi nhà Quy Nhơn” cho các nhà khoa học là giấc mơ cuối cùng…  (16/10/2011)
Ẩn họa giữa đại ngàn  (02/10/2011)
KỲ CUỐI: Trái tim tôi đã ở lại Trường Sa  (30/09/2011)
KỲ 3: Ấm áp tình quân dân trên biển  (29/09/2011)
KỲ 2: Những ngày biển động  (28/09/2011)
Bám biển cùng ngư dân Bình Định  (27/09/2011)
Rừng động mùa ươi  (25/09/2011)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn