Chủ Nhật, ngày 13/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Mở lối về nẻo thiện…
21:59', 18/12/ 2011 (GMT+7)

Trại giam Kim Sơn thuộc Tổng Cục VIII, Bộ Công an, đóng tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân đang quản lý khoảng trên 1.000 phạm nhân. Bị cách ly với xã hội, ở đây họ được hướng dẫn lao động, sản xuất tăng gia, học tập để khi về lại với cộng đồng trở thành người có ích cho xã hội.

 

Đại tá Thân Hùng Hạnh, Giám thị Trại giam Kim Sơn trao Giấy chứng nhận đặc xá cho các phạm nhân trong đợt đặc xá nhân dịp Quốc khánh 2.9 năm 2011.

 

“Thầy” không giáo án

“Giám thị là người quản lý, bao quát bằng mắt. Còn quản giáo là người quản lý kiêm giáo dục phạm nhân. Nói nôm na, giám thị, quản giáo có chức năng giống như là thầy giáo, nhưng đi dạy lại không hề có giáo án, giáo trình. Học sinh thuộc hàng “có số má” - Đại tá Thân Hùng Hạnh, Giám thị Trại giam Kim Sơn, người có hơn 30 năm công tác tại đây bắt đầu câu chuyện với tôi như thế.

Phạm nhân mới vào sẽ có 7-8 ngày học về nội quy, quy chế của trại và những kiến thức cơ bản về luật pháp để có phương hướng phấn đấu. Việc phân bổ phạm nhân về các tổ, đội tùy theo độ tuổi để bố trí hợp lý. “Nhiều phạm nhân cố tình tìm cách này cách khác chống đối, nhất là những phạm nhân từ trại khác chuyển qua, thường cố giấu hung khí để đánh nhau, hoặc có hành động khiêu khích cán bộ quản giáo trẻ. Bằng nghiệp vụ, kết hợp với nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phạm nhân, cán bộ quản giáo thuyết phục, cảm hóa đưa họ vào khuôn phép, kỷ luật…”, Thượng tá Nguyễn Ngọc Kỳ, Phó Giám thị cho biết thêm.

30 năm gắn bó với việc quản lý, giám sát phạm nhân, Trung tá Lê Quốc Sự, Đội trưởng Đội Quản giáo chỉ tóm vén lại qua câu kể: “Đôi lúc ngồi với vợ con, anh em trong nhà, đang xưng hô ngon trớn, bỗng dưng tôi lại chuyển hệ sang anh, chị và xưng tôi một cách vô thức. Người nhà bảo rằng tôi bị nghề ám. Mà hình như chẳng phải một mình tôi bị như thế…”.

Đội quản giáo hiện có 34 người, tuổi đời trung bình khoảng 32-33. Một số cán bộ thâm niên 20-30 năm tuổi nghề; song có người chỉ mới vài ba năm công tác. Hai nữ quản giáo của trại tuổi đời đều chưa tới 30. Thiếu úy Trần Thị Hạnh, 26 tuổi, 4 tuổi nghề nhưng quản lý đến 84 phạm nhân nữ thụ án cao tại Phân trại 2. “Bao nhiêu người là chừng ấy tính cách, phức tạp vô cùng, đặc biệt những đối tượng có người nhà cùng thụ án hoặc đã có tiền án, tiền sự. Bởi vậy, đối tượng nào tôi cũng đều nghiên cứu kỹ hồ sơ, quá trình phạm tội để hiểu thêm tính cách mà giáo dục…”- Hạnh cho biết.

 

Thiếu úy Trần Thị Hạnh, nữ quản giáo Phân trại 2, cùng đồng nghiệp xem hồ sơ của các phạm nhân nữ.

 

Và chuyện của “trò”

Một ngày đầu tháng 10, sau những cơn mưa to, nước sông Kim Sơn chảy mạnh. Trong khi đang làm việc tại công trường thi công cây cầu bắc qua sông dẫn vào Phân trại 2, thuộc thôn Nghĩa Điền, một phạm nhân trông thấy một bé trai đang chấp chới trong dòng nước chảy mạnh; ở trên bờ, nhiều trẻ khác đang chạy kêu cứu thất thanh. Không chần chừ, anh ta vội nhảy xuống sông, ôm bé lên bờ…

Phạm nhân ấy tên Lương Văn Cảm (SN 1978, quê ở huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi), đang thụ án tại Phân trại 2. Cảm tâm sự: “Tôi ở đây 3 năm, 4 tháng 26 ngày rồi. Mong ước lớn nhất của tôi sau khi được tha là tìm được việc làm ổn định, “trả nợ” cho gia đình mà trong cơn say, tôi đã giết mất người anh. Anh ấy mất đi, để lại vợ không việc làm và ba đứa con nhỏ, trong đó một đứa bị tật bẩm sinh…”. Nhờ cải tạo tốt, Cảm được phân công làm Đội phó Đội tự quản, có nhiệm vụ hướng dẫn, nhắc nhở những phạm nhân mới vào khác. Với công trạng cứu người vừa qua, Cảm đã được Trại giam Kim Sơn khen thưởng kịp thời và sẽ được xem xét đề nghị giảm án.

Thiếu tá Nguyễn Quyết Chiến, Đội trưởng Đội Tổng hợp cho biết, trong số hàng trăm phạm nhân được tiếp nhận vào trại hàng năm, có những phạm nhân không biết chữ. Bởi vậy Trại giam đã phối hợp với Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Hoài Ân mở lớp xóa mù cho họ. “Thầy giáo” cũng chính là những phạm nhân nguyên là giáo viên. Thầy giáo hiện tại tên Đào Ngọc Anh, 57 tuổi, thụ án 17 năm, trước đây là giáo viên Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (Quy Nhơn). “Nhiều người đã lớn tuổi, tay cầm cái bút cứng đơ, học hoài không thuộc mặt chữ. Tôi đã dạy nhiều học trò, vậy mà khi nghe những phạm nhân khoe “tôi đã biết chữ rồi, viết thư được rồi”, vẫn nao nao khó tả…”- ông Anh nói.

Trung tá Sự kể, cho đến bây giờ, ông còn giữ một lá thư của phạm nhân tên Trịnh Viết Tài gởi cho mình sau khi ra trại. Phạm nhân này khi vào tù mới 16 tuổi, nửa chữ cũng không biết. Ngoài thời gian học lớp xóa mù, tối nào anh ta cũng được kèm học chữ, làm toán cộng, trừ, nhân, chia. Bốn tháng sau, anh đã tự viết thư gởi về nhà, và sau khi được đặc xá ra tù trước thời hạn, anh đã viết thư cho ông Sự cảm ơn. “Vậy mà, hai năm sau tôi tái ngộ với Tài, tại nơi này. Ngày ra tù, Tài đã hứa với tôi làm lại cuộc đời, nhưng vì không công ăn việc làm ổn định, anh ta tái phạm tội trộm cắp…”-  Trung tá Sự bần thần.

 

Ngoài nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối, Trại giam còn có nhiệm vụ quan trọng không kém là phải trả lại cho xã hội những công dân có ích.

- Trong ảnh: Gương mặt hớn hở của các phạm nhân khi được mặc lại những bộ quần áo bình thường, trở về với cuộc sống thường ngày. 

 

Nẻo thiện- để được gần hơn…

Dạy nghề, hướng nghiệp là một trong những nội dung của công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, nhưng hiện vẫn khó khăn vì cơ sở dạy nghề còn thiếu, việc làm lại chưa phù hợp với nhiều đối tượng, thành phần. Những năm qua, tuy Ban Giám thị Trại giam Kim Sơn đã quan tâm đào tạo các nghề: mộc, xây dựng, cơ khí, đan ghế giả mây, nghề may cho phạm nhân song vẫn còn đơn điệu. “Nếu toàn tâm toàn ý học, vẫn có thể kiếm được công việc làm. Với tay nghề “kẻ, vẽ biển hiệu” học được từ một phạm nhân khác, tôi có thể kiếm được việc trong ngành quảng cáo sau khi mãn hạn tù…”- phạm nhân Nguyễn Văn Hảo (quê ở Gia Lai), tự tin nói. Mới đây, Ban Giám thị của Trại đã xin “tăng cường” 3 phạm nhân có tay nghề mộc cao từ trại Gia Trung (Gia Lai) xuống truyền nghề cho phạm nhân.

Gần chục năm qua, Trại giam Kim Sơn chưa xảy ra trường hợp phạm nhân bỏ trốn; tỉ lệ phạm nhân cải tạo khá, tốt luôn ở mức cao; tỉ lệ cải tạo xấu là 2,7% (năm 2010)- một tỉ lệ thấp gần nhất so với các trại giam khác trong cả nước.

Những ngày ở lại nơi này, sáng- chiều, tôi vẫn thấy những gia đình đùm túm, túi nọ túi kia vào thăm nuôi người thân. Ngày lễ, Tết lại càng đông hơn nữa. Từ năm ngoái đến nay, Ban Giám thị đã cho lắp đặt các bàn điện thoại để phạm nhân có thể điện về cho gia đình, người thân cuối tuần. Từ tháng 5.2011, Ban Giám thị đã phát động phong trào quyên góp “Quỹ tấm lòng vàng” trong cán bộ chiến sĩ, phạm nhân và gia đình phạm nhân, qua đó giúp đỡ nhiều trường hợp phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm. “Đây là những công tác bổ trợ giúp quản lý, giáo dục phạm nhân tốt hơn. Mới đây, chúng tôi đã phân công một số quản giáo có kinh nghiệm kèm cặp một số đối tượng khó cải tạo, tìm hiểu tâm tư tình cảm của họ, để từ đó có phương pháp cảm hóa, giáo dục hiệu quả hơn…”- thượng tá Kỳ nói.

Trung tá Sự thổ lộ rằng trong suốt cuộc đời quản giáo của mình, ông luôn mong tái ngộ “người xưa”, nhưng không phải tại nơi này, trong vai quản giáo- phạm nhân, mà trong tâm thế, vị thế đĩnh đạc, đàng hoàng của một công dân có ích cho xã hội. Ông luôn giữ liên lạc với một số phạm nhân đã ra trại, gọi nhau anh - em theo vai vế tuổi tác. Nghe họ  than thở không có việc làm, ông lại “alô” hỏi các phạm nhân giờ đã có công ăn việc làm ổn định, xem có thể giúp được không. “Phạm nhân Phan Minh Long (quê ở Quy Nhơn) sau khi ra tù, mở một xưởng dệt ở TP Hồ Chí Minh, đã nhận một vài phạm nhân vào làm việc do tôi giới thiệu, một số trường hợp khác cũng vậy”.      

  • Bài, ảnh: THU HÀ
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nuôi cá lóc ở xứ Dừa  (11/12/2011)
Mưu sinh từ bàu Đưng  (27/11/2011)
Bản sắc nhà rông  (20/11/2011)
KỲ CUỐI: ẤN TƯỢNG VỀ ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI  (13/11/2011)
Săn cá niên  (13/11/2011)
KỲ 3: “HỒN VIỆT” TRÊN ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI  (13/11/2011)
KỲ 2: VIÊN CHĂN - THỦ ĐÔ YÊN BÌNH  (12/11/2011)
Hành trình trên đất nước Triệu Voi  (10/11/2011)
“Tôi không hối tiếc khi chọn bóng đá”  (06/11/2011)
Trường học ở phía trước…  (30/10/2011)
Khúc tráng ca ở vũng Lộ Diêu  (22/10/2011)
“Ngôi nhà Quy Nhơn” cho các nhà khoa học là giấc mơ cuối cùng…  (16/10/2011)
Ẩn họa giữa đại ngàn  (02/10/2011)
KỲ CUỐI: Trái tim tôi đã ở lại Trường Sa  (30/09/2011)
KỲ 3: Ấm áp tình quân dân trên biển  (29/09/2011)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn