Cách đây chừng 20 năm, là phóng viên chuyên theo dõi mảng đoàn thể, tôi đã quen biết anh Trần Lực, khi đó đang công tác tại Tỉnh Đoàn Bình Định. Giờ đây gặp lại, thật bất ngờ, anh đã trở thành “ông chủ” một cơ sở nuôi đà điểu lớn nhất tỉnh. Và, anh đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện thân tình về “hành trình” nuôi đà điểu của mình.
|
Công nhân Công ty Ánh Tuyết đang chăm sóc đà điểu. |
* Anh có thể cho biết đôi điều về “hành trình” nuôi đà điểu của mình?
- Ngay từ khi còn công tác ở Tỉnh Đoàn, tôi đã tìm hiểu và manh nha ý tưởng nuôi đà điểu. Tôi đã lặn lội ra tận Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Ba Vì - Hà Tây) để gặp gỡ các nhà khoa học, chuyên gia ở Viện Chăn nuôi, tìm hiểu về việc nuôi đà điểu. Cho đến năm 2008, nhân chuyến tham quan của Đảng ủy khối Doanh nghiệp (DN) tỉnh tại Tổng Công ty Khánh Việt (KHATACO) ở Khánh Hòa, tôi mới được tận mắt chứng kiến việc nuôi đà điểu. Chúng tôi được KHATACO cho đi tham quan cơ sở nuôi đà điểu của họ. Tôi thực sự “choáng” trước quy mô nuôi đà điểu ở đây, với diện tích rộng khoảng 60 ha. Với số đà điểu giống ít ỏi ban đầu nhập từ Australia về, hiện KHATACO đã có trên 20.000 con đà điểu và hình thành một dây chuyền nuôi đà điểu khép kín, như ấp nở đà điểu, chăn nuôi, chăm sóc, mổ thịt bán ra thị trường…
Ông Trần Lực sinh năm 1959, quê quán Phong An - Cát Trinh - Phù Cát. Tham gia công tác Đoàn từ những năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nguyên quyền Bí thư Huyện Đoàn Phù Cát; Trưởng Ban tổ chức Tỉnh Đoàn; chuyên viên Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh Bình Định. Được Trung ương Đoàn tặng thưởng Huy chương “Vì Thế hệ trẻ”… |
Sau chuyến tham quan tại KHATACO, khoảng tháng 11.2008, tôi quyết định bắt tay thực hiện ý tưởng nuôi đà điểu tại Bình Định. Đầu tiên, tôi ký hợp đồng với KHATACO về việc bao tiêu con giống và tiêu thụ sản phẩm trong vòng 5 năm. Sau đó, tôi về Phù Cát triển khai một số công tác cho dự án. Cơ sở nuôi đà điểu của tôi (Công ty TNHH Ánh Tuyết) rộng khoảng 1,4 ha, tại thôn Phong An, xã Cát Trinh (Phù Cát). Tôi cho 8 công nhân vào Trung tâm giống đà điểu tại Ninh Hòa (Khánh Hòa) để tham quan, học tập kỹ thuật, phương pháp nuôi, chăm sóc đà điểu. Tháng 3.2009, tôi chính thức mua 200 con đà điểu giống loại 3 tháng tuổi từ Khánh Hòa về nuôi. Tháng 5.2009, tôi mua thêm 300 con nữa. Tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng trên 600 triệu đồng.
Nuôi đến tháng 11.2009, tôi quyết định “xuất chuồng” lứa đà điểu đầu tiên với tổng số 496 con. Vụ đà điểu đầu tiên đã thành công ngoài mong đợi. Nhiều con nặng trên 100 kg, có con nặng 115 kg, thậm chí có con nặng tới 130 kg. Khi đưa đà điểu vào KHATACO, chính những cán bộ ở đây cũng “bán tín bán nghi” không biết chúng tôi nuôi kiểu gì mà đà điểu lớn nhanh như vậy. Họ đã cho người ra tận cơ sở chăn nuôi của chúng tôi tìm hiểu. Thậm chí, ngoài việc mổ thịt, họ còn lấy cả phân, thức ăn thừa của đà điểu mang về kiểm nghiệm. Cuối cùng, KHATACO kết luận: Công ty Ánh Tuyết đã nuôi đà điểu đúng theo kỹ thuật mà Tổng Công ty hướng dẫn. Vụ nuôi đầu tiên, sau khi trừ chi phí, chúng tôi thu lãi được 800 triệu đồng (sau 7 tháng nuôi); bình quân mỗi tháng thu được trên 100 triệu đồng.
*Còn những chuyện vui, buồn trong quá trình nuôi đà điểu?
- Công việc nuôi đà điểu nhiều khi khá mệt, nhưng nếu được “chiêm ngưỡng” đà điểu múa thì gần như quên đi sự mệt nhọc, vì chúng múa rất đẹp, chẳng khác gì công múa. Có lần, một vị khách vào trang trại của chúng tôi tham quan, đang say sưa ngắm thì bỗng thấy mũ trên đầu bay mất; hóa ra thủ phạm chính là chú đà điểu đứng phía sau dùng mỏ nhấc mũ lên cao. Đà điểu có những cú “đá hậu” rất nghiệt, có thể làm cong cả thanh sắt, lỡ có ai đứng phía sau thì rất nguy hiểm. Đà điểu ít bị dịch bệnh, song cũng có một vài “chứng tật”. Đó là, mỗi khi có hiện tượng âm thanh, ánh sáng, tiếng động lạ nào đó thì cả đàn thi nhau lao đầu chạy tán loạn với vận tốc rất lớn (có khi trên 60km/h). Những lúc như thế chúng tông rất mạnh làm gãy đổ tường rào. Thậm chí kể cả hàng rào bê tông, cây sắt cũng bị ngã đổ. Con nào bị té ngã thì sẽ bị chết do lộn ruột. Bên cạnh đó, đà điểu có thói “gặp gì cũng ăn” nên có lúc chúng bị thủng ruột vì “xơi” cả… một đoạn tre.
* Những năm tháng làm công tác Đoàn có giúp gì anh trong công việc mới này?
- Tôi nghĩ là có. Chính quá trình làm công tác Đoàn, công tác thanh niên đã giúp tôi những kinh nghiệm quý báu, nhất là việc phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ; ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn… Ngoài ra, thời gian về công tác tại Đảng ủy khối DN tỉnh cũng giúp tôi nhiều. Qua tiếp xúc với các doanh nhân, DN, tôi học được ở họ tinh thần vượt khó, ý chí, khát vọng làm giàu; phương pháp quản lý, lãnh đạo, điều hành một DN; những bài học kinh nghiệm trong kinh doanh…
|
Một góc cơ sở nuôi đà điểu của Công ty TNHH Ánh Tuyết. |
* Thế còn kế hoạch phát triển thương hiệu “Đà điểu Ánh Tuyết” trong tương lai?
- Trong năm 2011, Công ty Ánh Tuyết sẽ mở rộng cơ sở nuôi đà điểu thêm khoảng 3 ha. Dự án này đã được UBND huyện Phù Cát cho phép. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một quy trình nuôi đà điểu khép kín theo hướng chuyên sâu, như: chọn giống, kỹ thuật nuôi, chăm sóc, chữa bệnh, làm thịt, chế biến, đóng gói, tiêu thụ… Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư thiết bị, bổ sung vào quy trình ấp nở trứng đà điểu, tạo giống, nuôi đà điểu con, tiêu thụ trứng; xây dựng hệ thống tiêu thụ thịt đà điểu, xây dựng hồ nuôi cá sấu để tận dụng các loại thức ăn cho cá từ đà điểu; xây dựng hệ thống làm phân bón từ phân đà điểu để trồng rau muống, cỏ voi hiệu quả hơn. Chúng tôi sẽ đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất các sản phẩm từ da, vỏ trứng, lông, móng chân đà điểu; xây dựng nhà hàng chuyên phục vụ các sản phẩm từ thịt đà điểu; lắp đặt dây chuyền sản xuất thức ăn cho đà điểu; trang bị thêm khoảng 6 máy ấp nở trứng đà điểu và dây chuyền sản xuất thịt đà điểu đông lạnh…
Hiện, chúng tôi đang xây dựng hạ tầng trang trại nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường; phối hợp với chính quyền địa phương và một số hội, đoàn thể tổ chức tập huấn cho người dân địa phương kỹ thuật nuôi, trồng rau muống, cỏ voi… để xây dựng thành những “vệ tinh” của Công ty Ánh Tuyết, góp phần tạo công ăn việc làm cho bà con…
* Xin cảm ơn anh và chúc anh ngày càng thành đạt!
Viết Hiền (Thực hiện)
“lực hấp dẫn” nào khiến anh say mê đà điểu và trở thành “ông chủ” một trang trại nuôi đà điểu lớn nhất tỉnh?
- Vâng, quả là đà điểu có một lực hấp dẫn kỳ lạ. Bởi lẽ, đà điểu là loài vật nuôi có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng, chăn nuôi đạt hiệu suất cao. Điều đáng nói, hầu như tất cả các bộ phận trong cơ thể đà điểu (từ trứng, thịt, xương, da, cho đến lông, móng, vỏ trứng…) đều có thể “quy ra tiền”…
Thịt đà điểu có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vi lượng và khoáng chất, với năng suất và chất lượng sản phẩm thịt cao hơn so với bò, heo, gà. Vì vậy, thịt đà điểu có giá khá cao. Tại Việt Nam, có thời điểm giá thịt đà điểu trên 300 ngàn đồng/kg. Mỡ đà điểu được ví như một loại thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh viêm khớp, đau cơ; còn xương thì được bào chế thành một số loại thuốc bổ; tiết thì được chiết xuất thành chất emzim sinh học để sản xuất biệt dược tăng cường sinh lực cho con người. Trứng đà điểu có hàm lượng cholesterol, hàm lượng chất omega 3 và omega 6 khá cao. Ngay cả… vỏ trứng đà điểu cũng được chạm trổ, chế tác thành các tác phẩm nghệ thuật và có giá khá cao. Đặc biệt, da đà điểu mềm mại, có những nang chân lông đặc thù và nhiều hoa văn đặc sắc, chuyên dùng để sản xuất các sản phẩm nịt, ví, giày… Ở những nước có công nghệ thuộc da phát triển, thu nhập từ da chiếm trên 70% tổng giá trị đà điểu. Thậm chí, ngay cả lông, móng chân của đà điểu cũng “biến” thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị.
Theo các nhà nghiên cứu, trung bình mỗi năm 1 con đà điểu mái có thể đẻ 43-45 trứng, ấp nở ra 25 đà điểu con, sau 12 tháng nuôi cho từ 2-2,5 tấn thịt hơi và 30 m2 sản phẩm da tươi. Đồng thời, trung bình mỗi con đà điểu có thể “khai thác” để sinh sản khoảng 35-40 năm, với một lượng thịt hơi khoảng 90-120 tấn. | |